Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Gian lận trong nghiên cứu y khoa, chuyện tày trời vì liên quan đến sức khỏe con người, phổ biến hơn chúng ta tưởng.
Trên Retraction Watch, cơ sở dữ liệu trực tuyến giám sát các bài báo khoa học bị rút lại, có danh sách gần 19.000 bài báo về các chủ đề khoa học y sinh đã bị rút.
Riêng trong năm 2022, có khoảng 2.600 bài báo bị rút lại trong lĩnh vực này - hơn gấp đôi so với năm 2018. Mặc dù một số là do sai lầm không cố ý, phần lớn các bài báo đều có các hành vi sai về khoa học.
Năm 2011, Ben Mol, giáo sư sản phụ khoa ở Đại học Monash (Melbourne, Úc), tình cờ đọc về thông báo rút lại nghiên cứu về u xơ tử cung và vô sinh do một nhà nghiên cứu ở Ai Cập công bố.
Tạp chí đã xuất bản bài báo này cho biết bộ số liệu của nó giống hệt với một nghiên cứu trước đó ở Tây Ban Nha về nội mạc tử cung. Hóa ra, tác giả đã sao chép các phần của nghiên cứu gốc và đổi tên căn bệnh để tạo ra một nghiên cứu giả mạo đứng tên mình.
Kể từ đó, Ben Mol cùng các nhà nghiên cứu khác điều tra bài báo khoa học ngụy tạo dữ liệu. Mol và các đồng nghiệp đã gửi thư cảnh báo về hơn 750 bài báo nghi giả mạo số liệu đến các tạp chí đã xuất bản chúng.
Năm 2014, tiến sĩ Elisabeth Bik lần đầu phát hiện các phần của cùng một bức ảnh được sử dụng trong hai bài báo khác nhau để thể hiện kết quả của ba thí nghiệm hoàn toàn khác nhau.
Từ đó, bà bắt đầu để tâm lật tẩy các bài báo nghi gian lận số liệu. Công việc này cuốn hút đến mức năm 2019, bà bỏ công việc toàn thời gian ở Đại học Stanford (Mỹ) để toàn tâm tìm kiếm và báo cáo các nghiên cứu gian lận.
Theo The New York Times, từ 2014 đến nay, TS E. Bik đã phân tích hơn 100.000 bài báo và phát hiện các hình ảnh trùng lặp rõ ràng trong 4.800 bài cũng như thấy bằng chứng về lỗi sai, gian lận hoặc các vấn đề đạo đức trong 1.700 bài báo khác. Bà đã báo cáo 2.500 bài báo trong số này cho các tạp chí nhưng hầu như không nhận được phản hồi.
Đặc biệt, bà cảnh báo về hơn 60 bài báo của tác giả Didier Raoult, một giảng viên đã nghỉ hưu tại một bệnh viện đại học ở Marseille, Pháp. Việc này khiến bà bị hăm dọa.
Địa chỉ nhà bà bị đăng trên Twitter. Raoult thậm chí còn kiện bà vì tống tiền và quấy rối - hành động bị Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp lên án là hình sự hóa tranh luận và phê bình khoa học.
Theo The Economist, hầu hết các bài nghiên cứu ngụy tạo số liệu thuộc một trong hai nhóm. Một số là báo cáo về các thử nghiệm lâm sàng nhằm trục lợi - nghiên cứu giáo sư Mol phát hiện đa số thuộc loại này.
Số còn lại, thường có mục đích khoa học nhưng "bất chính" - kiểu nghiên cứu được thuê viết. Các "thợ viết" đã sao chép các bài báo đã công bố, thay tên bệnh hoặc loại gene bài báo gốc nghiên cứu bằng một tên khác.
Thủ thuật của tác giả của các nghiên cứu y sinh giả mạo thường là lặp lại nghiên cứu trước. Kết quả sẽ thống nhất với kết quả của liệu pháp đã được chứng minh trong nghiên cứu gốc để tránh bị "dòm ngó".
Tuy nhiên, theo Ivan Oransky, một trong những thành viên sáng lập của Retraction Watch, trên cơ sở các nghiên cứu khác nhau và báo cáo từ các "thám tử" chuyên "vạch lá tìm nghiên cứu giả mạo", cứ 50 bài nghiên cứu thì có một nghiên cứu không đáng tin cậy do bịa đặt, đạo văn hoặc có lỗi sai nghiêm trọng.
Năm 2009, Plos one - một tạp chí khoa học mở - công bố kết quả tổng hợp của 18 khảo sát được thực hiện với các nhà khoa học, chủ yếu ở Mỹ, về gian lận trong nghiên cứu.
Các tạp chí có thể mất nhiều năm để rút lại các bài báo giả mạo họ đã xuất bản - điều này khiến các thám tử thất vọng. Jack Wilkinson, tiến sĩ về thống kê sinh học tại Đại học Manchester, cho biết cách các tạp chí đăng các bài nghiên cứu giả mạo phản ứng về việc có điều tra hay không và mất bao lâu để đưa ra quyết định rất khác nhau.
Trong một số trường hợp, có những lý do chính đáng cho sự chậm trễ như khó tìm chuyên gia để tiến hành các phân tích y sinh phức tạp hoặc cuộc điều tra dắt dây tới các bài báo giả mạo khác. Tuy nhiên, có một cảm nhận chung rằng hầu như không có ai xem việc đính chính sau khi đăng bài báo ngụy tạo số liệu là cấp bách.
Thông thường, mục đích điều tra là để xem có nên sa thải nhà nghiên cứu hay không chứ không phải vì bảo vệ tính toàn vẹn của khoa học. Cho đến khi quyết định sa thải được đưa ra, các đơn vị nơi nhà nghiên cứu giả mạo số liệu công tác thường im lặng.
Trong phần lớn các trường hợp, nghiên cứu ngụy tạo không có khả năng ảnh hưởng đến thực hành lâm sàng. Nhưng có một số ít nghiên cứu giả mạo đi xa hơn, trở thành nguồn cảm hứng cho các biện pháp can thiệp y tế tưởng hay mà hóa ra vô ích, thậm chí có hại cho bệnh nhân.
Chẳng hạn, những bệnh nhân bị bệnh nặng, sau phẫu thuật, đôi khi được truyền tinh bột để tăng huyết áp. Thực hành này một phần dựa trên 7 nghiên cứu - hiện đã mất uy tín - của Joachim Boldt, một bác sĩ gây mê người Đức.
Sau khi những điều bịa đặt của Boldt bị phát hiện, năm 2013, tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ có bài báo bố cáo rằng việc truyền tinh bột trong những trường hợp này gây tổn thương thận, thậm chí chết người.
Một nghiên cứu nổi tiếng về bệnh Alzheimer - một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất trên toàn cầu được thực hiện tại Đại học Minnesota đã đi rất xa và cũng để lại hậu quả khá lớn cho đến hiện nay.
Nghiên cứu này được xuất bản trên tạp chí Nature năm 2006 bởi nhà thần kinh học Sylvain Lesné. Lesné tuyên bố chứng minh được nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ trong thí nghiệm ở chuột. Tuy nhiên, đến năm 2021, Matthew Schrag, một nhà thần kinh học và bác sĩ tại Đại học Vanderbilt, phát hiện rằng những hình ảnh trong nghiên cứu này có dấu hiệu cố ý gian lận.
Một số thử nghiệm lâm sàng về bệnh Alzheimer hiện nay được gợi ý từ nghiên cứu này có nguy cơ đổ sông đổ biển. Nhiều năm phát triển thuốc chữa Alzheimer trị giá hàng chục triệu USD có thể đã bị lãng phí.
Tiền đề cơ bản về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và nói rộng ra, loại thuốc nào cần được phát triển để điều trị căn bệnh này giờ đây có thể phải xem xét lại. Đó là chưa nói đến việc các tình nguyện viên thử thuốc có thể đối mặt với những rủi ro sức khỏe khác.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận