25/04/2019 11:28 GMT+7

Gian lận điểm thi, vì sao đến nay chưa 'đụng' đến phụ huynh?

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ

TTO - Cho đến nay cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm của bất cứ phụ huynh nào trong vụ gian lận điểm thi, trong khi đây là vấn đề dư luận rất lưu tâm, theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Gian lận điểm thi, vì sao đến nay chưa đụng đến phụ huynh? - Ảnh 1.

Công an tiến hành khám nhà Nguyễn Khắc Tuấn, chuyên viên Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình trong vụ i tại tỉnh này (ảnh chụp 8-2018) - Ảnh: MẠNH HÙNG

Sau khi Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề xử lý và chấn chỉnh kỳ thi THPT quốc gia, ủy ban dự kiến có kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ GD-ĐT về việc này.

Điều mà Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội lưu ý chung với Bộ Công an và Bộ GD-ĐT là về công tác truyền thông, định hướng dư luận.

Theo đó, hai bộ phải thông báo thường xuyên, kịp thời thông tin để dư luận nắm bắt và hiểu đúng vấn đề. Ủy ban sẽ tổ chức giám sát về xử lý kỳ thi THPT quốc gia 2018 và kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Theo thường trực ủy ban, Bộ GD-ĐT cùng phối hợp với các địa phương, các đơn vị liên quan xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm người đứng đầu ngành giáo dục và ban chỉ đạo thi các địa phương để xảy ra sai phạm. Thông thường, vị trí trưởng ban chỉ đạo thi tại địa phương do một phó chủ tịch UBND tỉnh đảm trách.

"Hiện đã xử lý, điều tra, khởi tố cấp phó giám đốc sở, rồi cấp phòng, chuyên viên, nhưng người đứng đầu là các giám đốc sở thì vẫn chưa hề hấn gì.

Nếu để họ tiếp tục điều hành công việc, dư luận sẽ băn khoăn về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa thực sự đồng bộ, chưa triệt để và quyết liệt" - ông Phan Viết Lượng, thường trực ủy ban, nhấn mạnh.

Đối với Bộ Công an, thường trực ủy ban đề nghị sớm kết thúc giai đoạn điều tra để chuyển sang giai đoạn xử lý, công bố công khai, rộng rãi kết quả điều tra, tránh kéo dài vụ việc, tạo tâm lý hoài nghi trong dư luận.

Đến thời điểm này, việc điều tra vụ gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La vẫn đang tiếp tục, còn vụ việc tại Hà Giang đã kết thúc điều tra, nhưng kết luận cuối cùng cũng chưa được công bố đầy đủ, công khai.

Theo thường trực ủy ban, với vụ việc ở Hà Giang, Công an tỉnh đã kết thúc giai đoạn điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm của bất cứ nào trong vụ gian lận thi cử, làm thay đổi điểm của đến 114 thí sinh.

Thường trực ủy ban lưu ý "đây là vấn đề dư luận rất lưu tâm, cần phải điều tra chính xác, báo cáo các cơ quan có trách nhiệm cân nhắc tác động của kết luận có thể ảnh hưởng đến uy tín, tổ chức của cơ quan an ninh".

Đối với vụ việc ở Hòa Bình, Sơn La vẫn đang trong giai đoạn điều tra thì cũng cần kết thúc điều tra sớm, dứt điểm, để những trường hợp đủ bằng chứng cần xử lý điểm thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tránh tạo tiền lệ xấu cho các kỳ thi sau.

Theo ông Phan Viết Lượng, điều cần lưu tâm là trong quá trình điều tra vừa rồi, cơ quan chủ trì điều tra tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình khác nhau, nơi thì cơ quan an ninh của tỉnh chủ trì, nơi lại do Bộ Công an làm.

Ủy ban mong muốn phải giải tỏa được điều dư luận băn khoăn: sự khác nhau về nơi chủ trì điều tra liệu có đảm bảo được tính công bằng giữa các địa phương? Liệu có thể vì lý do này khác mà việc điều tra chịu tác động nào không?

Việc điều tra cần đảm bảo công bằng giữa địa phương này với địa phương khác, đảm bảo đúng người, đúng tội.

Bộ GD-ĐT phải sửa quy chế thi, hủy bài thi được nâng điểm

TTO - Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT phải sửa quy chế thi THPT quốc gia năm 2019, theo đó hủy kết quả bài thi khi phát hiện có sự can thiệp để sửa, nâng điểm.

NGỌC HÀ - VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên