Trên vỉa hè, những tấm biển cấm đổ rác có trích những điều khoản xử phạt, số tiền phạt nặng hẳn hoi nhưng phía dưới vẫn toàn là... rác.
Người vi phạm ở mọi lúc mọi nơi. Tăng cường sử dụng nguồn tin (hình ảnh, clip) từ người dân cho việc xử lý vi phạm xả rác bừa bãi là điều cần làm khi nguồn lực giám sát của cơ quan hữu quan chưa thể bao phủ hết. Nên có thưởng cho người cung cấp thông tin, chứng cứ về việc xả rác bừa bãi, nhất là xả rác độc hại, quy mô lớn.
Thực tế cho thấy hiệu quả hình thức "camera chạy bằng cơm" trong việc xử lý vi phạm Luật Giao thông. Hình thức này nên áp dụng để trị bệnh xả rác bừa bãi, từ đó từng bước kéo giảm vi phạm.
Nhiều chương trình "đổi rác lấy quà" đã diễn ra ở TP.HCM, Hà Nội, Huế... được nhiều người, nhiều giới hưởng ứng tích cực. Mục đích là gây phong trào ý thức tập kết rác về đúng nơi đúng chỗ, tránh tình trạng xả rác tràn lan, bảo vệ vệ sinh môi trường và chống ngập. Tuy nhiên, những hoạt động trên lúc có lúc không, chưa đều khắp trên các địa phương, do vậy chưa có hiệu quả cao.
Tôi đề nghị cần nhân rộng phong trào đều khắp và nhân rộng mô hình này nhưng phải làm mới. Chẳng hạn như thu gom rác lớn định kỳ hằng tuần và thông tin mạnh hơn để ai cũng thuộc lòng lịch thu gom và địa điểm tập kết các loại rác. Tăng cường thông tin mức phí thu gom các loại rác cồng kềnh để cư dân liên hệ khi cần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận