Phóng to |
Người dân đăng ký thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm |
Phóng to |
Mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng và đề xuất sửa đổi - Đồ họa: V.CƯỜNG |
Biểu thuế lũy tiến từng phần theo đề xuất của Cục Thuế TP.HCM: <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | |||
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Ðến 60 |
Ðến 5 |
3 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 240 |
Trên 10 đến 20 |
15 |
4 |
Trên 240 đến 420 |
Trên 20 đến 35 |
20 |
5 |
Trên 420 đến 660 |
Trên 35 đến 55 |
25 |
6 |
Trên 660 |
Trên 55 |
30 |
Nơi này cũng kiến nghị giảm mức thuế suất bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần từ 5% xuống 3%, đồng thời giãn các bậc thuế còn lại để mức điều tiết thuế không tăng quá nhanh.
Thuế tăng 276%
Theo góp ý của Cục Thuế TP.HCM, dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN dựa trên bốn yếu tố là GDP bình quân đầu người, CPI, tiền lương tối thiểu và kết quả điều tra mức sống của người dân để đưa ra mức giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, nếu căn cứ mức lương tối thiểu năm 2014 theo đề án cải cách tiền lương giai đoạn 2013-2020 và cách tính mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế bằng sáu lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp như hiện nay thì mức giảm trừ gia cảnh đến năm 2014 phải tương đương 9,9 triệu đồng/tháng.
Còn nếu tính dựa trên GDP bình quân đầu người và cách xác định mức giảm trừ gia cảnh bằng 2,5 lần mức GDP như Luật thuế TNCN hiện hành thì mức giảm trừ cho người nộp thuế năm 2014 phải là 8,9-9,1 triệu đồng/tháng (căn cứ trên GDP dự kiến năm 2014 ở mức 1.811 - 1.843 USD/năm, tương đương 3,5 triệu - 3,7 triệu đồng/tháng). Nếu so sánh mức tăng tiền lương cơ bản hiện nay với năm 2014 thì tốc độ tăng cũng lên đến 1,98 lần. Trong khi Bộ Tài chính chỉ đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh 50% làm cho số thuế TNCN mà người lao động phải nộp năm 2014 cao hơn hẳn so với hiện hành. Cụ thể:
Năm 2012, một cá nhân có tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là 10 triệu đồng/tháng, số thuế phải nộp sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 350.000 đồng.
Đến năm 2014, nếu tốc độ tăng tiền lương như trên thì thu nhập của cá nhân trên sẽ tăng lên mức 19,879 triệu đồng/tháng. Căn cứ mức giảm trừ theo đề xuất của Bộ Tài chính là 6 triệu đồng/tháng và giữ nguyên các bậc thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần thì năm 2014 thuế TNCN mà cá nhân này phải nộp mỗi tháng lên đến 1.318.350 đồng, tăng 276% so với mức hiện hành.
Trên cơ sở đó Cục Thuế TP.HCM đề xuất nên áp dụng cách tính dựa trên GDP hay mức lương tối thiểu và áp dụng theo tỉ lệ như Luật thuế TNCN hiện hành, đồng thời áp dụng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng nhằm tạo được sự đồng thuận cao của xã hội, từ đó Luật thuế TNCN dễ đi vào cuộc sống.
Xa rời thực tế
Cơ sở phân tích mức giảm trừ gia cảnh tại dự thảo sửa đổi Luật thuế TNCN cũng dựa vào các số liệu đánh giá dự báo như CPI và GDP dựa trên giả định bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước là bình thường, không lạm phát cao, cũng không có khủng hoảng, suy giảm. Tiếp theo là tiền lương tối thiểu sẽ tăng cao hơn theo lộ trình cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2013-2020 cùng với kết quả cuộc điều tra xã hội học được thực hiện từ năm 2010 của Tổng cục Thống kê về thu nhập và mức sống dân cư.
Nhưng Cục Thuế TP.HCM cũng đặt nghi vấn rằng đến thời điểm năm 2014 khi Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì liệu các dự báo về mức sống của người dân so với số liệu của cuộc điều tra này có còn chính xác hay không? Cục Thuế cũng cho rằng cần hết sức lưu ý đến tính chính xác của các nguồn tài liệu tham khảo để tính toán mức giảm trừ vì luôn có một khoảng cách khá xa giữa các con số dự báo.
Cũng theo Cục Thuế TP.HCM, qua ba năm thực hiện Luật thuế TNCN, số thuế TNCN thu được trên địa bàn TP.HCM đã tăng gần bốn lần. Tỉ trọng của sắc thuế này so với tổng thu ngân sách trên địa bàn cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên chính sách thuế TNCN hiện nay còn có một số nội dung quy định phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và bất cập so với thực tiễn.
Giảm mức thuế suất bậc 1 còn 3%
Tại văn bản góp ý, Cục Thuế TP.HCM cũng cho rằng hiện nay số người nộp thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần chiếm đến 73% tổng số đối tượng nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Để được sự ủng hộ của đông đảo số đối tượng này, nên đề xuất giảm mức thuế suất bậc 1 từ mức 5% xuống còn 3%. Việc điều chỉnh này chỉ khiến số thu ngân sách giảm khoảng 700 tỉ đồng.
Theo Cục Thuế, số sụt giảm này không lớn và có thể bù bằng cách tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai, quyết toán thuế của 27% cá nhân có thu nhập cao còn lại. Như vậy hiệu quả đạt được sẽ cao hơn.
Cục Thuế cũng đề xuất nên giãn các bậc thuế còn lại để mức điều tiết thuế không tăng quá nhanh, qua đó nhằm khuyến khích người nộp thuế có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động, sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao hơn.
Đề nghị các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng kiến nghị bổ sung các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế. Theo thông tư 62, một số khoản phụ cấp được hưởng như tiền mua vé máy bay đi và về phép trong năm, khoản tiền học phí cho con theo bậc học phổ thông chỉ miễn cho người nước ngoài trong khi người VN vẫn bị tính thuế. Cục Thuế đề nghị áp dụng miễn thuế các khoản trên cả với người VN để tạo sự công bằng. Về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Cục Thuế kiến nghị nên quy định miễn thuế với các trường hợp đổi nhà, đổi đất; thu nhập từ ủy quyền chuyển nhượng nhà, đất nếu là nhà ở, đất ở duy nhất. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận