TTCT - Trò chơi thực tế ảo không chỉ khiến người chơi phân tâm để quên đi cơn đau, mà chúng có khả năng lập trình lại não bộ để thay đổi cách chúng ta tiếp nhận cảm giác đau đớn, theo một nghiên cứu tổng hợp mới đây do Đại học Princeton (Mỹ) tiến hành. Trị liệu bằng thực tế ảo nhằm giúp giảm đau là một phương thức mới còn cần quy mô nghiên cứu lớn hơn “Sự mường tượng có định hướng (guided imagery) từ lâu đã được xem là một trong những cách chữa trị các chứng rối loạn tâm lý. Thực tế ảo là một loại mường tượng có định hướng mang tính nhập vai cao hơn” - tiến sĩ Anita Gupta, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Công nghệ thực tế ảo (virtual reality) đã có mặt từ nhiều thập kỷ trước, bắt nguồn từ các chương trình mô phỏng bay dùng trong huấn luyện phi công quân đội. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thực tế ảo trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng và được sử dụng ngày càng nhiều cho các mục đích y khoa như chăm sóc vết thương, vật lý trị liệu, giảm đau răng và trị phỏng. Trong báo cáo mới đây đăng trên tạp chí Pain Medicine, các nhà khoa học từ Đại học Princeton đã tổng hợp 6 nghiên cứu khác nhau từ năm 2000-2016 để đánh giá những cách mà thực tế ảo có thể giúp tăng cường khả năng giảm đau. Bên cạnh các cơn đau cấp tính, những nghiên cứu này còn đánh giá tính hiệu quả của thực tế ảo đối với những tình trạng đau mãn tính như đau đầu hoặc hội chứng đau nhức toàn thân. Kết quả cho thấy thực tế ảo có thể đóng vai trò hữu ích đối với một loại liệu pháp hành vi giúp người bệnh thay đổi cách phản ứng trước cơn đau. Liệu pháp này được biết đến với tên gọi liệu pháp tiếp xúc, trong đó người bệnh được cho tiếp xúc thường xuyên với cảm giác đau đớn - trong trường hợp này là những cơn đau “ảo” do công nghệ thực tế ảo mang lại - để quen dần với cảm giác này và giảm bớt cấp độ đau đớn trong những lần tiếp xúc sau. Nhóm tác giả lưu ý rằng thực tế ảo chỉ là một công cụ để thiết kế các phương án chữa trị bằng liệu pháp tiếp xúc, chứ bản thân nó không phải là một phương thức trị đau. Vẫn cần nhiều nghiên cứu trên mẫu bệnh nhân lớn hơn nữa để có thể đi đến một kết luận vững chắc về tính hiệu quả trong giảm đau của thực tế ảo. Theo bà Anita Gupta, một số tác dụng phụ của trò chơi thực tế ảo có thể kể đến như say chuyển động, chóng mặt và buồn nôn. “Tôi hoàn toàn ủng hộ phương pháp này như một phần của liệu trình điều trị truyền thống có sự hướng dẫn thường xuyên của chuyên gia” - bà Anita cho biết.■ Tags: Thực tế ảoGiảm đau
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí ĐẬU DUNG 23/12/2024 Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn.
Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ TUỔI TRẺ ONLINE 23/12/2024 Tin tức đáng chú ý: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM dự báo tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ nhưng vẫn ở mức rất thấp...
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).