Thông tin được ông Đỗ Văn Vấn, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật) - đưa ra tại diễn đàn “Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM)” do báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 19-12.
"Mục tiêu của chương trình IPHM đến năm 2030, phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, hoa cảnh, cây dược liệu và 70% diện tích bắp, cây công nghiệp áp dụng IPHM. Lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phân bón vô cơ giảm 30%, và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường”, ông Vấn cho biết.
Theo bà Đào Thu Vinh, điều phối viên Tổ chức Croplife Việt Nam, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
Cụ thể giai đoạn 1996-2020, chỉ số tác động lên môi trường giảm trong 24 năm qua, giảm hơn 748 triệu kg thuốc bảo vệ thực vật nhờ việc mở rộng canh tác giống cây biến đổi gene. Đồng thời tiết kiệm 14,6 triệu lít nhiên liệu, giảm hơn 2,3 triệu kg CO2.
Ngoài việc giảm lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học thì nông dân còn phải sử dụng một cách an toàn trong quá trình sản xuất.
Ông Trần Văn Trưa - giám đốc phát triển thị trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty Syngenta Việt Nam - chia sẻ với mong muốn mang lại những giá trị dài hạn và bền vững, doanh nghiệp đã phát triển nhiều chương trình đồng hành cùng nhà nông Việt.
Qua đó hơn 30.000 nông dân được tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm với môi trường. Hơn 180 tấn vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật được thu gom, tiêu hủy an toàn và hơn 5.000 cây xanh được trồng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận