Phóng to |
Có
Có ở đây là vẫn có giải thưởng và tặng thưởng để trao. Đáng mặt giải nhất là cuốn sách dịch Cuộc đời của Pi, một tiểu thuyết đã được trao giải Booker 2002 của nhà văn Canada Yann Marten.
Dịch giả Trịnh Lữ nổi lên mấy năm qua với những bản dịch tứ Anh ngữ khá chuẩn xác nột số tác phẩm hay của văn học các nước, (gần đây nhất là Con nhân mã ở trong vườn, Tuyển tập truyện ngắn Australia).
Phóng to |
Tập thơ Thức đến sáng và mơ của Phạm Thị Ngọc Liên đứng ở tặng thưởng, thiết nghĩ có thể đưa lên giải thưởng được . Nỗi cô đơn thân phận đàn bà của nhà thơ nữ này day dứt đến từng câu chữ, cười đấy mà khóc đấy, đến như có lần chị đã muốn giăng tay giữa trời mà hét, trăn trở dằn vặt mình, ngậm ngùi mình giữa yêu và không yêu, được yêu và không được yêu. Thơ Ngọc Liên ở tập này đến độ hơn, vùng vẫy mạnh nhưng cũng biết lắng lại đằm sâu.
Không có
Phóng to |
Thiết nghĩ một quy định như thế là không hợp lý và không hay. Một tác phẩm hay trong năm thì nó có quyền và được quyền tham dự xét giải và đoạt giải của những giải năm đó, từ giải một cuộc thi đến giải hàng năm.
Thật lạ ở ta là có lối suy nghĩ và quy định đã được giải này thì thôi giải kia. Nhìn ra thế giới mà xem, một cuốn sách, một bộ phim, một bản nhạc, đã hay thì liên tiếp nhận được các giải thưởng khác nhau, giải trước là tiền đề, là cơ sở cho giải sau, càng nhiều giải càng tôn vinh, càng khẳng định giá trị tác phẩm, càng thu hút người đọc người xem người nghe đến với tác phẩm.
Một cuốn như Dòng sông mía của Đào Thắng (NXB Trẻ 2004), sau khi được giải cuộc thi tiểu thuyết, xứng đáng được giải Hội Nhà văn VN 2005. Điều lệ xét giải hàng năm của Hội nên chăng để không để lọt những tác phẩm xứng đáng, không phụ công sức của nhà văn và không để tiếc nuối cho độc giả.
Đáng tiếc
Phóng to |
Đó là tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười của Hồ Anh Thái (NXB Đà Nẳng 2004) và tập tản văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Thảo Hảo (NXB Hội Nhà văn, 2004). Hai cuốn sách này, dưới dạng fiction (hư cấu) và nonfiction (phi hư cấu) đã phê phán, chế giễu những mặt tiêu cực, mặt xấu, mặt tối của đời sống văn hoá xã hội, đề cập đến nhiều mảng đạo đức nhân sinh của con người hiện tại.
Bút lực của hai tác giả vừa sâu sắc thâm thúy hóm hỉnh hài hước, khiến người đọc cười mà phải chau mày, bực mà phải ngậm ngùi. Cả hai cuốn đều thuộc loại best-seller. Được biết Bốn lối vào nhà cười và Nhân trường hợp chị thỏ bông bị “rớt bảng” ngay từ sơ khảo với nhận xét là cả hai tác giả có cái nhìn cay độc vào hiện thực, chỉ toàn thấy cái xấu, cái tiêu cực.
Riêng với tác giả Thảo Hảo (bút anh của Phan Thị Vàng Anh) thì còn bị nhận xét là tại sao khi sáng tác thì dùng tên thật, còn khi viết tản văn lại dùng bút danh, như vậy có khác gì thích khách bịt mặt để đâm người mà mình không bị lộ diện.
Văn chương vào giải mà bị soi xét theo lối “chưởng hiệp” thế thì thôi rồi. Thôi thì thôi, cũng may cho hai tác giả không được xét giải, lỡ mà được rồi họ lại từ chối (Hồ Anh Thái năm 2003 đã lần đầu tiên từ chối giải của Hội rồi) thì lại làm khó cho Hội. Vả chăng cả hai tác giả đều đang đương nhiệm chấp hành Hội nên chắc ban sơ khảo loại bỏ tác phẩm của họ để tránh cho họ sự rắc rối khó xử đấy thôi! Cấm lòng vậy, đành lòng vậy…
Có và không có từ giải thưởng Hội Nhà văn VN 2005 là thế. Biết nói gì đây? Thôi thì khép lại năm cũ, mở ra năm mới, một câu thông lệ thì mong cái có thì có` thêm, cái không có thì bớt đi, để văn chương ta càng năm càng có nhiều tác phẩm hay xứng đáng được giải tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận