20/01/2009 05:14 GMT+7

Giai thoại về danh nhân Nguyễn Công Trứ

KIỀU VĂN
KIỀU VĂN

TTC - Cắt nghĩa hai chữ “lang trung” Nguyễn Công Trứ có tư tưởng của một kẻ sĩ tích cực nhập thế: Gần cả cuộc đời ông lao tâm khổ tứ phụng sự triều Nguyễn. Nhưng cũng như nhiều trung thần khác đương thời, ông nhiều phen bị bạc đãi, số phận ông lên voi xuống chó luôn luôn.

x1zgwG2l.jpgPhóng to
TTC - Cắt nghĩa hai chữ “lang trung” Nguyễn Công Trứ có tư tưởng của một kẻ sĩ tích cực nhập thế: Gần cả cuộc đời ông lao tâm khổ tứ phụng sự triều Nguyễn. Nhưng cũng như nhiều trung thần khác đương thời, ông nhiều phen bị bạc đãi, số phận ông lên voi xuống chó luôn luôn. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Có thời kỳ ông được điều vào biên giới phía Tây <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam tham gia chiến tranh. Việc không thành, các tướng lĩnh đều bị tội, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức xuống trị nhậm ở An Giang, làm chức Binh bộ Lang trung.

Cái hàm Lang trung này, suốt 20 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ đã nhận đi nhận lại mấy lần, lúc thì “thăng lên Lang trung”, lúc lại “giáng xuống Lang trung”. Bởi thế, với ông, cái hàm Lang trung thật đáng tức cười. Một hôm, ở giữa dinh tuần phủ An Giang, đang lúc thù tạc với các bạn đồng liêu, Nguyễn Công Trứ hỏi mọi người:

- Có vị nào giải nghĩa được “Lang trung” là thế nào không? Không ai cắt nghĩa được gốc gác cái từ “Lang trung” là thế nào cả. Nguyễn Công Trứ cười nói:

- Nguyên do là thế này: Xưa có một ông chồng có 3 vợ. Không may, ông ta lăn cổ ra chết. Người vợ cả ôm lấy đầu chồng khóc “Ô hô! Lang thủ!” (Ôi! đầu chồng tôi!). Người vợ hai ôm lấy chân chồng khóc: “Ai tai! Lang túc!” (Ôi! chân chồng tôi!). Người vợ ba không biết ôm vào chỗ nào nữa, bèn nhè ngay vào cái “khúc giữa” của chồng mà ôm và khóc rầm lên rằng: “Y hi lang trung!” (Ôi, chỗ giữa của chồng tôi!). Các vị thấy đấy: “Lang trung” chính là thế, chứ là cái mẹ gì!

Mọi người nghe chuyện “bố phượu” của quan “Lang trung”, ôm bụng cười ngặt nghẽo!

Trò đời, vinh nhục kể chi!

Nguyễn Công Trứ đang làm tuần phủ An Giang, đùng một cái, chỉ vì lời vu cáo bậy bạ nào đó, triều đình chẳng xét xử đến đầu đến đũa, cách tuột chức vụ của ông, giáng xuống làm lính cùn, điều đi Quảng Ngãi! Là người từng nhìn tỏ “cái mặt đời”, Nguyễn Công Trứ không một chút ngỡ ngàng hoảng hốt. Ông thản nhiên bàn giao giấy tờ, dấu má, rồi khăn gói lên đường ra sung quân ở Quảng Ngãi. Trước các quan đầu tỉnh, bao lâu nay chỉ là đồng liêu của ông, thậm chí có người còn là thuộc hạ của ông, ông xuất hiện với bộ dạng một tên lính hạng bét: Áo cộc màu chàm, nón dấu đội đầu, ruột tượng đựng gạo quàng vai, bên hông dao tu giắt trong vỏ tre.

Các quan đầu tỉnh thấy vậy, ai nấy không khỏi bàng hoàng. Họ biết quá rõ Nguyễn Công Trứ là một công thần của triều đình, từng là Tổng đốc, Thượng thư. Họ thành thật ái ngại, bèn đề nghị để ông không phải mặc quân phục của lính, miễn cho ông mọi thứ sự vụ của người lính. Nhưng Nguyễn Công Trứ gạt đi mà rằng:

- Ấy chớ! Xin các quan cứ để tôi làm lính như thường! Bởi vì, lúc làm đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm lính, tôi cũng không lấy làm nhục!

Tấm mo che miệng thế gian

Đến màn chót của cuộc đời làm quan, Nguyễn Công Trứ càng thấm thía những nỗi đắng cay của con đường hoạn lộ. Đâu đâu cũng thấy bọn tiểu nhân, những kẻ bất tài vô hạnh, những kẻ lòng lang dạ thú đầy rẫy trong cái xã hội quan liêu của ông. Cho nên chính lúc từ giã cái xã hội ấy, ông càng muốn bộc lộ thái độ “ngất ngưởng” khinh đời của mình cho thiên hạ biết!

Được vua Tự Đức cho về quê hưu trí, ông sắm ngay một cỗ xe, cho một con bò vàng kéo thay ngựa, dạo chơi khắp kinh thành Huế.

Thiên hạ thấy chuyện lạ mắt, đổ xô ra xem: Một ông lão đầu râu tóc bạc, mặc y phục như một kép tuồng, ngồi khiển một chiếc xe do một con bò cái đủng đỉnh kéo đi giữa phố phường, phía sau đít con bò lại buộc một tấm mo cau, để 4 câu thơ:

“Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn Lợm mùi giáng chức với thăng quan Điền viên dạo chiếc xe bò kéo Sẵn tấm mo che miệng thế gian!”.

Cỗ xe đủng đỉnh đi qua trước nhà Hà Tôn Quyền - một viên đại thần tuy có tài, nhưng cũng có cái lưỡi... rắn độc, đã từng gièm pha, đàn hặc Nguyễn Công Trứ khiến ông nhiều phen thất điên bát đảo. Nghe tiếng người ồn ào như chợ vỡ, Hà Tôn Quyền lật đật ra xem. Chứng kiến tấn tuồng của Nguyễn Công Trứ và bài thơ, ông ta điếng người như vừa ăn một cái tát Trời giáng: Đích là cụ Thượng Trứ đã coi cái mồm của ông ta không khác gì... lỗ đít bò cái!

KIỀU VĂN

UrWWmQUZ.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 371 (ra ngày 1-1-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

KIỀU VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên