Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam?

NHÃ AN - ĐÌNH LONG
NHÃ AN - ĐÌNH LONG

Việt Nam những năm gần đây không chỉ là điểm đến đầu tư hấp dẫn của giới đầu tư quốc tế mà còn là điểm đến tham quan du lịch mua sắm của du khách.

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 1.

Lớp học dịch vụ chăm sóc khách hàng Nhà Hàng - Khách Sạn

Thực trạng nguồn nhân lực: nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động trong cả nước), trong đó có khoảng 20% chỉ được huấn luyện tại chỗ, chưa qua đào tạo chính quy. Do vậy, cùng với tiến độ tăng trưởng du lịch như hiện nay, đòi hỏi mỗi năm cần phải đào tạo thêm khoảng 25.000 lao động mới.

Chị Mỹ Duyên, Trợ lý chuyên về văn hóa và nhân lực - Khách sạn Sofitel (TP.HCM) đánh giá tình hình nghiệp vụ tay nghề của nhân lực sau đào tạo hiện nay: "Khi chúng tôi tuyển dụng nhân lực sau đào tạo lao động, tôi đánh giá tốt và đặc biệt là các nguồn nhân lực đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đối với nhu cầu của ngành nhà hàng khách sạn thì khi ra trường họ đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập nhanh vào hoạt động đang vận hành của nhà hàng và khách sạn.

Về mặt hạn chế, chị Duyên cho biết, đó là tiếng Anh chưa lưu loát, giao tiếp khách hàng chưa thật chuyên nghiệp.

Ở một chuyên ngành khác liên quan tới du lịch, anh Hồ Hoàng Huy, Chuyên gia đào tạo pha chế - giám khảo của nhiều cuộc thi Bartender nói về xu hướng chuyển học nghề ngắn hạn của các học viên đang được lựa chọn khá nhiều. Để học viên có thể thuần thục tay nghề sau khi ra trường, theo anh, khi học viên học khóa học ngắn hạn ở nơi đào tạo thì về nhà phải học thêm trên sách.

Thứ hai muốn tay nghề, kỹ thuật nâng cao thì phải thực tập thêm ở nhà. Theo anh, ở trường không đủ thời gian cho học viên thực tập nhiều, giảng viên chỉ hướng dẫn cho mình kỹ thuật và bản thân mình phải thực tập ở nhà thêm

"Tiếp nữa bản thân mình phải tự trau dồi ngoại ngữ để mình có thể đọc được sách nước ngoài thêm những thông tin về nghề mình học sẽ hiệu quả cho mình hơn", anh Hồ Hoàng Huy chia sẻ.

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 2.

Lớp học Bếp Âu - Á

Từ kinh nghiệm thực tế, anh Huy cho rằng, học xong nếu được nên có một nơi thực hành, còn lý thuyết có thể đọc lại.

"Nếu được thì nơi đào tạo nên xây dựng một quầy bar thực thụ chuyên nghiệp, sau đó mình cho học viên thực hành đứng trong quầy bar thực hành pha chế và học viên họ đổi vị trí với nhau - có những bạn sẽ làm khách, những bạn đứng ở vị trí quầy bar. Cho họ order và làm luôn, thì khi ra trường họ sẽ không bỡ ngỡ, vì khi đi thực tế quầy bar có khách đông họ bắt đầu mất kiểm soát", anh Huy bày tỏ.

Cũng trong ý học đi đôi với hành, chị Mỹ Duyên kiến nghị, để có nguồn nhân lực đạt yêu cầu, các trường đào tạo nghề trang bị thêm nhiều phòng thực hành tại trường để học viên có thể tiếp cận với thực tế hơn là chỉ dạy lý thuyết suôn.

Theo chị Duyên, tại các trường đào tạo, học viên có cơ hội thực tập các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, có chương trình học bổng giao lưu học hỏi ở nước ngoài…

Bên cạnh đó, thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, giáo trình đào tạo du lịch, và đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn đến giám sát, quản lý các cấp cũng là việc cần thiết.

Nói về điều này, bà Trần Xuân Quyên, Trưởng ban cố vấn- BGH trường quản lý khách sạn SHP - School of Hospitality Professionals (151 Trương Định, Q.3, TP.HCM) chia sẻ: "Tôi nghĩ, các cơ sở đào tạo nghề cần xây dựng chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn phát triển của nhu cầu thị trường, tăng thực hành giảm lý thuyết, giảm bớt những môn học không chuyên sâu. Nhà trường phải đảm bảo cơ sở thực hành đủ và đạt chuẩn. Tăng cường bồi dưỡng và nâng cao kiến thức đội ngũ giảng viên".

Giải pháp nào cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam? - Ảnh 3.

Lớp học Bánh Mì (Baking)

Trở lại với nhận định ban đầu về ngoại ngữ của người lao động, chị Duyên cho rằng, nhất thiết phải nâng cao trình độ ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên và đào tạo viên du lịch đủ khả năng tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước ngoài.

Nhìn từ các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, bà Xuân Quyên khẳng định, đây là yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc hoạch địch chiến lược phát triển nguồn nhân lực. "Cần có những chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn, khuyến khích, ưu đãi đầu tư giáo dục khối tư nhân, tạo cơ hội hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo...", bà Quyên góp ý.

Trở lại chuyện doanh nghiệp còn than phiền học viên sau khi ra trường thường phải đào tạo lại, anh Hồ Hoàng Huy phân tích - lý do doanh nghiệp than phiền, thứ nhất do học viên thiếu ôn luyện nên có những kiến thức chưa nắm chắc, vận dụng không tốt. Thứ hai, tiếng Anh cũng yếu là vấn đề - "vì mình học du lịch thì cần tiếng Anh", anh Huy khẳng định.

Một phần nữa, theo chuyên gia bartender này, ở trường kỹ năng mềm chưa áp dụng trong khóa học - có nghĩa là mình nói lý thuyết quá nhiều, còn những kỹ năng mềm như dịch vụ khách hàng - làm thế nào để hài lòng khách hàng thì chưa được chú trọng nhiều cho nên doanh nghiệp họ phải thuê chuyên gia để đào tạo lại.

Chọn đúng nghề, tránh lãng phí

"Cha mẹ ảnh hưởng đến xu hướng chọn nghề của học sinh. Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để hiểu đúng trong việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Cùng con chọn nghề, nhà trường và phụ huynh giúp học sinh xác định được năng lực, sở thích và đam mê qua đó để nuôi dưỡng những ước mơ nghề nghiệp tương lai.

Kinh nghiệm trong nhiều năm tư vấn, thực tế các em bị áp lực bởi tấm bằng đại học do cha mẹ kỳ vọng dẫn đến việc tỷ lệ bỏ học đại học chiếm đến 50%, cảm thấy không phù hợp với ngành đã chọn chiếm 30% . Chỉ có 20% là tốt nghiệp, tuy nhiên trong số 20% này chỉ có 10% đi làm đúng chuyên ngành, còn lại làm trái ngành.

Điều đó cho thấy nếu học sinh được định hướng đúng sẽ chọn học nghề phù hợp với năng lực bản thân sẽ không mất thời gian và lãng phí tiền bạc" - bà Trần Xuân Quyên, Trưởng ban cố vấn- BGH trường quản lý khách sạn SHP.

Trường Quản lý Khách sạn SHP - School of Hospitality Professinal

SHP là trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp ngành Nhà hàng - Khách sạn với chứng chỉ do Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

SHP theo đuổi mô hình giáo dục, đào tạo chuyên nghiệp và chất lượng cao trong ngành Dịch vụ Nhà hàng - Khách sạn và Du lịch, được xây dựng theo mô hình trường đào tạo gắn liền với cơ sở hoạt động kinh doanh thực tế theo từng chuyên ngành với mong muốn mang lại những chương trình đào tạo thực tiễn nhất dành cho học viên.

Tại SHP, chương trình đào tạo được thiết kế tập trung và kỹ năng thực tiễn bên cạnh kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc, mong muốn đào tạo ra được những thế hệ lao động giỏi tay nghề, vững kiến thức, hiệu quả trong công việc và quan trọng hơn hết là có đủ đam mê để tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Chọn học ngắn hạn, chọn học nghề phù hợp với năng lực sẽ giúp học viên không chỉ khơi được niềm đam mê mà còn giúp học viên không lãng phí thời gian và tiền bạc.

Chương trình đào tạo tại SHP

Pha chế rượu (bartender)

Quản trị nhân sự nhà hàng

Pha chế cà phê (barista)

Chiến lược marketing nhà hàng

Pha chế không cồn

Tính điểm hoàn vốn và hòa vốn kinh doanh nhà hàng

Bếp Nhật

Thiết kế chương trình chăm sóc khách hàng

Bếp Disum

Quản lý doanh thu kinh doanh khách sạn

Bếp Việt Nam

Xây dựng chiến lược bán hàng và kinh doanh khách sạn

Bếp Âu Á cơ bản

Quản lý hoạt động khách sạn

Bếp bánh mì (Baking)

Nghiệp vụ phục vụ rượu vang

Bếp bánh Âu (Pastry)

Nghệ thuật tiếp rượu

Bếp bánh Á

Nghiệp vụ quản gia

Công nghệ phẩm

Nghiệp vụ phục vụ sân gôn (Caddy)

Kỹ thuật nấu bia và trái cây lên men

Kiến thức dinh dưỡng về ẩm thực

Các lớp đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp

Lớp chuyên đề các món ăn tiệc

Tư vấn - Tuyển dụng - Đào tạo - Set up dịch vụ kinh doanh nhà hàng, Bar, Cafe, Khách sạn - Resort

TRƯỜNG SHP- SCHOOL OF HOSPITALITY PROFESSIONALS

Địa chỉ: 151 Trương Định P9, Q3, Tp.HCM (ngã tư Kỳ Đồng)

Hotline: 1800 5555 52

Email: [email protected]

Facebook: SHP - School of Hospitality Professionals

Website: www.shp.edu.vn

NHÃ AN - ĐÌNH LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên