TTCT - Thực tế cho thấy các nghiên cứu kỳ khôi này đã thúc đẩy không ít tiến bộ vượt bậc cho khoa học, với độ hiệu quả đã được chứng minh về cả học thuật lẫn lợi tức đầu tư. Bìa quyển First in Fly: Drosophila Research and Biological Discovery (2018) của tác giả Stephanie Elizabeth Mohr, lý giải vì sao nghiên cứu trên một loài ruồi nhỏ bé suốt thế kỷ qua lại có thể làm sáng tỏ sức khỏe và bệnh tật ở con người.Không tránh khỏi số phận nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, giới khoa học cũng chao đảo khi bị Cơ quan Tối ưu hóa chính phủ (DOGE) "tấn công", mà nặng nề nhất là những đề tài nghiên cứu nghe kỳ quặc, nhưng hoàn toàn không vớ vẩn, nếu nhìn kỹ hơn.Tháng 1-2025, DOGE - với phạm vi quyền hạn còn đang gây tranh cãi của mình - liên tục tấn công vào Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) và Viện Y tế quốc gia (NIH), hai cơ quan công lập đầu ngành về nghiên cứu khoa học của Mỹ. Trên kênh X chính thức, đội ngũ DOGE liên tục sử dụng những dự án nghiên cứu khoa học tương đối kỳ dị để bêu tên, đồng thời khoe các "chiến tích" cắt ngân sách của mình: từ 33.000 đô la cho dự án "ảnh hưởng của liệu pháp hormone nữ lên cá thể chuột nam giới", đến 532.000 đô la nhằm "sử dụng mẫu loài chuột để nghiên cứu ảnh hưởng của liệu pháp chuyển giới testosterone". Phe cánh hữu hò reo khôn xiết. Các ảnh chế về ngày tàn của "nhân viên chính phủ nghiên cứu đời sống tình dục của bọ rùa" thu hút hàng ngàn lượt like trên X.Nếu chăm đọc các tạp chí khoa học, có thế thấy các đề tài nghiên cứu kỳ lạ như vậy là có thật, và nhiều là đằng khác - từ so sánh khả năng bật nhảy của rận chó và rận mèo, cho đến khả năng lơ lửng trong trường điện từ của ếch, hay đời sống tình dục của côn trùng và dơi. Nói chung là các đề tài nghe có vẻ kỳ khôi, tưởng chừng không có tính ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu vì sao chúng thường là mục tiêu chế giễu và tấn công của công chúng. Thế nhưng, thực tế cho thấy các nghiên cứu kỳ khôi này đã thúc đẩy không ít tiến bộ vượt bậc cho khoa học, với độ hiệu quả đã được chứng minh về cả học thuật lẫn lợi tức đầu tư.Sau những cái tên kỳ quặcTrước tiên, cần hiểu rằng nghiên cứu khoa học thường được chia làm hai loại: nghiên cứu cơ bản, thường đào sâu vào các nguyên lý cơ bản cấu thành nên thế giới và nghiên cứu ứng dụng, đi sâu vào cách áp dụng các nguyên lý trên vào thực tế. Nghiên cứu cơ bản thường có vẻ ngoài dị biệt, hàn lâm, thậm chí "tháp ngà" với đại đa số, bởi các đề tài này không gắn liền với tính ứng dụng thực tiễn. Thế nên mới có chuyên gia nghiên cứu chuyên về bộ da ếch, hay đời sống tình dục của ruồi...Nhưng công việc của họ không hề vô nghĩa, hai tác giả (đồng thời là nhà nghiên cứu) Deena Mousa và Lauren Gilbert nhấn mạnh trong bài viết "Bảo vệ nghiên cứu kỳ lạ" cho Tạp chí Asterisk hồi tháng 2-2025. Cụ thể, hiểu biết về da ếch dẫn đến các lý thuyết mới về bù dịch (rehydration), kéo theo đó là liệu pháp bù dịch bằng đường miệng đã giúp cứu mạng 70 triệu người - phần lớn trong số đó là trẻ em. Sự hiểu về sinh sản của ruồi cũng đã giúp các nhà khoa học tìm ra cách triệt sản ruồi xám - một ký sinh trùng nguy hiểm của ngành nông nghiệp, giúp thiệt hại được giảm thiểu đến 200 triệu đô la mỗi năm.Các ứng dụng của khoa học cơ bản thường rất bất ngờ, bởi các phát hiện mới này thường có lợi ích trải rộng liên ngành. NASA hẳn đã không tính đến mục tiêu cải tiến máy hút bụi khi bỏ công tìm giải pháp pin, thế nhưng sau quá trình nghiên cứu của họ, máy hút bụi Dustbuster đã ra đời. Các nghiên cứu của NASA - một cơ quan hàng không vũ trụ - cũng đã giúp cải thiện quá trình mổ mắt LASIK (nghiên cứu tia laser), đệm ngủ TempurMedic (nghiên cứu vật liệu), thậm chí là gel bôi trơn Astroglide (khởi phát từ nghiên cứu vật liệu truyền nhiệt).Biểu tình chống việc DOGE cắt ngân sách dành cho khoa học.Dĩ nhiên, các tiến bộ này không chỉ diễn ra trong nháy mắt. Quá trình đi từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng công nghệ thường tính bằng đơn vị chục năm. Hãy nhìn vào CRISPR - công nghệ chỉnh sửa gene đang nổi với tiềm năng chữa bệnh di truyền - tất cả khởi đầu từ một phát hiện tưởng chừng không liên quan về ADN của vi khuẩn E.coli của các nhà nghiên cứu Nhật Bản năm 1987.Phải 25 năm sau, các nhà nghiên cứu châu Âu mới tìm ra cách sử dụng các đoạn ADN vi khuẩn để chỉnh sửa gene người. Đây không phải chuyện hiếm trong làng khoa học. Các nghiên cứu cơ bản luôn có rủi ro cao khi đầu tư, nhưng một khi các nghiên cứu này tìm được cách ứng dụng, thành quả thường sẽ mang tính cách mạng cho cả một ngành.Xét về khía cạnh đầu tư, nghiên cứu khoa học cơ bản cũng đưa ra các hiệu quả ấn tượng. Nếu một nghiên cứu khoa học trung bình tạo ra thành quả tương đương 1,5 lần khoản đầu tư (theo thống kê của Ngân hàng Dự trữ liên bang chi nhánh Dallas) thì các đề tài khoa cơ bản sẽ đem lại khoản lợi nhuận tương đương 3-5 lần đồng vốn nghiên cứu và phát triển bỏ ra. Thế nhưng, một khi nghiên cứu chưa hoàn thành, các lợi ích này gần như không thể được thống kê hay dự đoán.Việc khó tìm ra tính ứng dụng trong thời gian nghiên cứu khiến các dự án nghiên cứu khoa học trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân, đồng thời trở thành mục tiêu dễ dàng cho các đợt cắt giảm ngân sách chính phủ.Ngỗng vàng đấu cừu đực vàngCác tranh cãi về việc chính phủ nên cắt giảm các nghiên cứu cơ bản và dành tiền vào nghiên cứu ứng dụng vốn là câu chuyện xưa nay không hiếm, theo Melinda Baldwin, giáo sư lịch sử khoa học tại Đại học Harvard, Mỹ. Và nó có từ trước DOGE rất lâu, ít nhất là nửa thế kỷ.Năm 1975, giữa cuộc khủng hoảng dầu mỏ và các đợt cắt giảm ngân sách chính phủ liên tiếp, thượng nghị sĩ Mỹ William Proxmire thành lập giải thưởng "Cừu đực vàng" nhằm bêu tên các nghiên cứu mà ông cho là phí tiền ngân sách nhất. Giải này thường tấn công các đề tài khoa học cơ bản, với cái tên có phần gây sốc hoặc xa lạ với công chúng. Ông cũng chỉ trích quá trình bình duyệt đề tài khoa học để trao quỹ của NSF, mãi cho đến khi nghỉ hưu năm 1988.Như một lời phản đối đến Proxmire, hạ nghị sĩ Jim Cooper cùng AAAS khởi xướng giải thưởng "Con ngỗng vàng" vào năm 2012 nhằm tôn vinh các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách chính phủ tưởng chừng ngốc nghếch nhưng lại có tầm ảnh hưởng và giá trị ứng dụng lớn. "Mọi đề tài khoa học đều có thể coi là đề tài dị biệt, bởi nếu bạn đang cố gắng vượt khỏi tầm hiểu biết thông thường, mọi thứ bạn nói nghe sẽ kỳ khôi" - Cooper nói.Giải Con ngỗng vàngHunter Rawlings, hội trưởng Hiệp hội Viện Đại học Mỹ, cho biết ông thường chỉ vào chiếc điện thoại iPhone khi nhắc tới lợi ích của khoa học cơ bản, bởi thiết bị này "tồn tại dựa vào 8-9 công nghệ cơ bản, nhưng không công nghệ nào trong số đó được phát triển bởi Apple". Các phát minh này được tìm ra ở các viện nghiên cứu thuộc trường đại học, cũng như các viện nghiên cứu công lập - và được chi trả bằng tiền thuế của người dân.Trong khi ngân sách cho khoa học ứng dụng thường đến từ khu vực tư nhân, các đề tài khoa học cơ bản thường dựa vào ngân sách công, và người hưởng lợi lớn nhất của các đề tài này chính là các nhà nghiên cứu khoa học. Vì lý do này, chính các nhà khoa học cần phải đứng lên bảo vệ các đề tài khoa học của mình và giải thích cho công chúng rằng tại sao các công trình này lại quan trọng, Brennan nói tại diễn đàn AAAS tháng 5-2015. "Chúng ta cần đứng lên trong các cuộc chiến này nhằm đảm bảo ngân sách cho khoa học không bị cắt giảm. Nếu bỏ lơ các đợt tấn công này, chúng ta sẽ lỡ mất một cơ hội lớn để truyền thông cho công chúng" - ông nhấn mạnh.10 năm sau, dù chưa rõ công cuộc cắt giảm đầu tư khoa học của chính quyền ông Trump sẽ còn diễn biến thế nào, trong bài viết của mình, bộ đôi tác giả Mousa và Gilbert kết luận bằng một lời nhắc: "Lịch sử cho thấy ngay cả những khoản đầu tư tưởng như không hiệu quả vào khoa học cơ bản cũng thường mang lại lợi ích to lớn về lâu dài. Việc tài trợ cho những ý tưởng liều lĩnh, kỳ lạ và táo bạo không chỉ là đánh cược - đó là những canh bạc tốt nhất cho tương lai chung của chúng ta". Khi chọn nghiên cứu quá trình tiến hóa của bộ phận sinh dục của loài vịt, nhà sinh học tiến hóa Patricia Brennan biết sẽ có lời ra tiếng vào, song vẫn không ngờ có ngày công trình do NSF tài trợ của mình trở thành tâm điểm tấn công của hàng loạt kênh truyền thông cực hữu.atty Brennan, chuyên gia nghiên cứu cơ quan sinh dục động vật, tại phòng làm việc. Ảnh cắt từ video của ScienceĐó là năm 2013. Một số chỉ trích việc nghiên cứu của cô là lãng phí ngân sách liên bang, trong khi nhiều chương trình khác đang bị cắt giảm. "Có người còn buộc tội rằng nghiên cứu của tôi là lý do khiến chương trình tham quan Nhà Trắng không còn tồn tại" - Brennan kể lại trong một hội thảo khoa học của diễn đàn AAAS tại Washington D.C. năm 2014.Dù chỉ muốn "co mình lại dưới gầm bàn" để trốn, nhưng Brenna dần thu hết sự can đảm của mình, đăng tải một lời hồi đáp với các luận điệu sai lệch mà truyền thông cánh hữu gán cho công trình của cô, đồng thời tham gia các buổi phỏng vấn trên truyền thông để giải thích rõ hơn mục tiêu nghiên cứu của mình. Dần dà, công chúng với thông tin rõ ràng dần chuyển hướng và ủng hộ cô. Tags: Khoa họcDOGENghiên cứu khoa họcNASAMỸ
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp quỹ đầu tư Mỹ muốn có tổ hợp giải trí đẳng cấp thế giới tại Việt Nam DUY LINH 23/04/2025 Chiều 23-4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Daniel Rosen, giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners, đang có kế hoạch xây tổ hợp giải trí tầm cỡ thế giới tại Việt Nam.
Giá vàng giảm từng phút ÁNH HỒNG 23/04/2025 Tối nay, 23-4, giá vàng giảm từng phút. Chỉ trong hơn 24 tiếng, giá vàng thế giới đã bốc hơi 226 USD/ounce, tương đương giảm 7,12 triệu đồng/lượng.
Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa giả DƯƠNG LIỄU 23/04/2025 Ngày 23-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị sở y tế, chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trên cả nước thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
WSJ: Nhà Trắng cân nhắc giảm 50% thuế quan với hàng Trung Quốc KHÁNH QUỲNH 23/04/2025 Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang xem xét cắt giảm thuế đối ứng đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể lên đến 50% trong một số trường hợp, nhằm hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Kinh.