02/12/2023 11:31 GMT+7

Giải nhất hiến kế: Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - thành phố của cảm hứng sống

NHƯ BÌNH
và 1 tác giả khác

Báo Tuổi Trẻ cùng UBND TP Đà Lạt đã trao giải cho các tác giả trong cuộc thi Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững.

Ông Lê Thế Chữ (phải), tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, trao tập ghi nhận các "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" cho ông Đặng Quang Tú, chủ tịch UBND TP Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Thế Chữ (phải), tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, trao tập ghi nhận các "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" cho ông Đặng Quang Tú, chủ tịch UBND TP Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau hơn một tháng phát động, đã có rất nhiều ý kiến, hiến kế tham gia diễn đàn - cuộc thi "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" do UBND TP Đà Lạt và báo Tuổi Trẻ tổ chức, với tình yêu, tâm huyết dành cho Đà Lạt.

Diễn đàn đã nhận được hàng trăm email hiến kế của độc giả cả nước. Ban tổ chức cũng đã chọn ra các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó, ban tổ chức đã lựa chọn những bài viết chất lượng để trao giải.

Ông Lê Thế Chữ (tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - bìa phải) và ông Đặng Quang Tú (chủ tịch UBND TP Đà Lạt - bìa trái) trao giải cho các tác giả đoạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Thế Chữ (tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - bìa phải) và ông Đặng Quang Tú (chủ tịch UBND TP Đà Lạt - bìa trái) trao giải cho các tác giả đoạt giải nhất, nhì, ba cuộc thi "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điểm chung của những ý kiến hiến kế là những trăn trở với việc làm sao phát huy được vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên, văn hóa, sản vật độc đáo, cùng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch cộng đồng, Đà Lạt xanh, bền vững…

Các ý kiến cũng đặt ra không ít việc cấp bách mà Đà Lạt cần phải làm như: tái tạo mảng xanh đô thị, mở rộng không gian rừng, kết hợp hài hòa nông nghiệp và du lịch khi các nhà lồng kính đang nở rộ, quy hoạch kiến trúc, hạ tầng giao thông bài bản hơn...

Song song đó, những giải pháp nhằm nâng cao giá trị du lịch cho Đà Lạt cũng được bạn đọc nêu ra và trình bày chi tiết như: phát triển mô hình cây trái có chủ, mô hình du lịch nông nghiệp "chữa lành", đẩy mạnh phát triển sản phẩm kinh tế du lịch đêm, biến Đà Lạt thành phim trường, trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe...

Định vị thương hiệu, xây dựng và quảng bá Đà Lạt là Thành phố sáng tạo của UNESCO trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo.

Ông Trần Xuân Toàn (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - bìa phải) và bà Trần Thị Vũ Loan (phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt - bìa trái) trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích cuộc thi "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Xuân Toàn (phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - bìa phải) và bà Trần Thị Vũ Loan (phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt - bìa trái) trao giải cho các tác giả đoạt giải khuyến khích cuộc thi "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tác giả Phan Khương, một người con của Đà Lạt tham dự với bài viết Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố cảm hứng sống. Thương hiệu thành phố này ở đâu trong 50 năm nữa, trong cảm nghĩ của du khách đây là thành phố gì?

"Đối với một người trẻ, khát khao giỏi hơn mỗi ngày và sau thời gian tích lũy sẽ đóng góp nhiều hơn và đó cũng là điều khiến tôi đặt bút, viết cho Đà Lạt với câu hỏi tại sao một thành phố phải có thương hiệu? Cũng như những người trẻ khác, chúng tôi luôn muốn góp ý, cùng phát triển bền vững cho Đà Lạt", Phan Khương chia sẻ.

Tác giả Phan Khương, một người con của Đà Lạt đang làm việc tại TP.HCM, đoạt giải nhất "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tác giả Phan Khương, một người con của Đà Lạt đang làm việc tại TP.HCM, đoạt giải nhất "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thạc sĩ Vũ Thị Thanh Tâm, là người sáng lập dự án phát triển văn hóa đọc Ô cửa sách (thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng), cũng đã có bài hiến kế cho ngành giáo dục Đà Lạt. Thạc sĩ Tâm chỉ ra rằng "tiềm năng du lịch kết hợp giáo dục ở Đà Lạt đang bị lãng phí" trong bài viết của mình.

Các bài viết đoạt giải của diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững:

Giải nhất (10 triệu đồng và voucher du lịch Đà Lạt): Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - thành phố của cảm hứng sống - Tác giả Phan Khương

Giải nhì (7 triệu đồng và voucher du lịch Đà Lạt): Nhìn xa, trông rộng để phát triển Đà Lạt từ cột mốc 130 năm - Tác giả Trần Đức Lộc

Giải ba (5 triệu đồng và voucher du lịch Đà Lạt): Tiềm năng du lịch kết hợp giáo dục ở Đà Lạt đang bị lãng phí - Tác giả Vũ Thị Thanh Tâm

10 giải khuyến khích (2 triệu đồng mỗi giải):

Đà Lạt cần một mệnh lệnh: Trồng thông trên mọi nẻo đường - Tác giả Nguyễn Tiến Đức

Đà Lạt phải xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn - Tác giả Mạnh Quân

Sáng kiến Thung lũng Đà Lạt xanh - Tác giả Đoàn Trần Đức Hải

Đà Lạt chuyển mình từ cung đường ký ức - Tác giả Lê Tấn Chung

Định vị thương hiệu Đà Lạt - Thiên đường xanh trong phát triển du lịch bền vững - Tác giả Nguyễn Văn Quang

Sáng tác biểu tượng, để âm nhạc hữu hình trong lòng Đà Lạt - Tác giả Phúc Thịnh

Giữa bộn bề lo toan, Đà Lạt nên là điểm đến của du lịch chậm - Tác giả Mộc Trầm

Để Đà Lạt phát triển bền vững, cần thật tâm và đồng lòng - Tác giả Nguyễn Văn Mỹ

Từ Curibati, cùng nghĩ về Đà Lạt - Tác giả Diên Khánh

Tái tạo rừng, giữ không khí lạnh cho Đà Lạt - Tác giả Trần Hùng.

Phát triển xanh, không thể tổn hại những yếu tố làm nên Đà LạtPhát triển xanh, không thể tổn hại những yếu tố làm nên Đà Lạt

Xứ sở ngàn hoa đã bước qua giai đoạn tăng trưởng nóng của du lịch. Đà Lạt muốn phát triển thành một đô thị du lịch xanh, bền vững cần xác định tiêu chuẩn và hành động như thế nào?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên