02/09/2003 17:54 GMT+7

Giải mã nụ cười bí hiểm của nàng Mona Lisa

( Theo KTNN - Sciences et Avenir, SVJ, Discover)
( Theo KTNN - Sciences et Avenir, SVJ, Discover)

Sau một thời gian nghiên cứu bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo de Vinci Margaret Livingstone, nhà sinh học - thần kinh tại Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng sự quyến rũ ở gương mặt của nàng Mona Lisa thực chất không phải bộ mặt của nàng Lisa thay đổi hay màu sơn thay đổi mà là do sự thay đổi ở mắt người xem.

r9koWeNI.jpgPhóng to
Kiệt tác Mona Lisa của Leonardo de Vinci
Sau một thời gian nghiên cứu bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo de Vinci Margaret Livingstone, nhà sinh học - thần kinh tại Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng sự quyến rũ ở gương mặt của nàng Mona Lisa thực chất không phải bộ mặt của nàng Lisa thay đổi hay màu sơn thay đổi mà là do sự thay đổi ở mắt người xem.

"Điều khiến chúng ta yêu thích Mona Lisa chính là bộ mặt cô ấy luôn thay đổi mỗi khi chúng ta nhìn, làm cho cô ấy dường như sống động", Margaret Livingstone nhận xét. Tuy nhiên, bà cho rằng thực tế bộ mặt Mona Lisa không đổi, bản chất chính là sự thay đổi trong mắt người xem chứ không phải ở màu sơn.

Theo bà, thị giác trung tâm của con người bắt giữ những chi tiết nhỏ rất tốt, trong khi thị giác ngoại biên chỉ xử lý những chi tiết lờ mờ gọi là tần số không gian thấp. Nhưng nụ cười của Mona Lisa lại được vẽ bằng tông màu êm dịu, rơi vào tần số thấp. Livingstone nói: "Bạn không thể nhìn nụ cười này bằng thị giác trung tâm mà bằng thị giác ngoại biên khi nhìn từ miệng".

Hiệu quả tương tự được quan sát trên những tác phẩm cuối thế kỷ 19 của những người theo kỹ thuật chấm màu (pointillist), cũng như trên các bức hoạ chân dung hiện đại của Chuck Close và tranh ghép mảnh của Robert Silvers (thường dùng trong quảng cáo).

Livingstone nhận xét: "Mỗi khi nhìn, bạn nhìn những chấm riêng rẽ, nhưng thị giác ngoại biên thì tập hợp chúng lại với nhau và trộn lẫn màu sắc, vì thế bạn chuyển động mắt chung quanh và tạo nên những thay đổi trong khi nhìn". Cách giải thích này có lẽ làm ngạc nhiên những hoạ sĩ của kỹ thuật chấm màu, bởi họ nghĩ rằng tác phẩm của mình là sự trộn lẫn của màu sắc.

Tuy nhiên, Livingstone lại cho rằng Leonard không hiểu được bản chất sự việc: "Ông ấy viết nhiều điều nhưng không bao giờ viết điều này ra và cũng không vẽ lại một bức hoạ nào như Mona Lisa. Tôi cho rằng ông cũng nhìn thấy điều tuyệt vời trong nụ cười của Mona Lisa, nhưng cũng như nhiều người, lại không thể phân tích được tại sao nó lại như vậy".

( Theo KTNN - Sciences et Avenir, SVJ, Discover)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên