11/03/2018 14:21 GMT+7

Giải mã cánh cổng xuống địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ

THẢO NGUYÊN
THẢO NGUYÊN

TTO - Tại Thổ Nhĩ Kỳ có một cánh cổng mà bất cứ sinh vật nào đi vào cũng sẽ chết. Người ta gọi đây là cổng xuống địa ngục. Vì sao có hiện tượng này?

Giải mã cánh cổng xuống địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Cổng Plutonium - Ảnh: CNN

Cách đây hai ngàn năm và bây giờ cũng vậy, du khách vẫn đang đổ về thành phố Hierapolis - Pamukkale nơi có nhiều suối nước nóng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trong rất nhiều di tích cổ tại đây, có một cánh cổng mang tên Plutonium - tên của chủ địa ngục - vì bất kể sinh vật nào đi vào đây cũng sẽ chết.

Tác gia và nhà lịch sử tự nhiên thời La Mã Pliny Anh Lớn mô tả cổng này là "Ống cống của Charon" - trong đó Charon là người lái đò đưa những linh hồn xuống địa ngục.

Còn nhà địa lý Hi Lạp Strabo - sống từ năm 64 tr C.N đến năm 21 sau C.N - mô tả cánh cổng Plutonium: "Bất kể động vật nào đi vào đây đều chết tức khắc. 100% bò mộng đi vào đều chết và tôi thử thả chim sẻ vào, chúng liền trút hơi thở cuối cùng".

Giải mã cánh cổng xuống địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.

Phối cảnh Cổng địa ngục với xung quanh là khán đài để người dân coi hiện tượng động vật chết ở cổng - Ảnh: CNN

Vào thời đó, ông Strabo đã nghĩ rằng những cái chết này có liên quan tới một loại khí đậm đặc. Ông mô tả: "Không gian đặc quánh một thứ hơi nước khiến rất khó nhìn thấy mặt đất". 

Và ông Strabo đã rất băn khoăn vì sao chỉ thú vật chết mà các thầy tư tế lại không chết khi đến gần cổng Plutonium.

Năm 2013, nhà khảo cổ học người Ý Francesco D'Andria phát hiện ra di tích này và thấy rằng xung quanh cổng Plutonium còn có dấu vết của một nhà hát - điều cho thấy người ta đã đến đây để xem cảnh thú vật chết khi đi vào cổng.

Giải mã cho vấn đề này, Hardy Pfanz và đồng sự là các nhà Núi lửa học, dùng máy phân tích khí cầm tay để kiểm tra tại khu vực. 

Giải mã cánh cổng xuống địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 3.

Di tích Cổng địa ngục bên cạnh một đền thờ thần Apollo - Ảnh: CNN

Kết quả đăng trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ và Nhân chủng học cho thấy lượng CO2 tại miệng cổng dao động từ 4 đến 53% và tăng lên đến 91% khi vào bên trong. Động vật sẽ chết nếu lượng CO2 trong không khí cao hơn 7%.

Lý giải về việc vì sao cổng chỉ ảnh hưởng đến động vật, ông Pfanz cho rằng vì tầm mũi của động vật thấp hơn của người và khí CO2 tại đây chỉ đặc biệt cao khi bình minh và hoàng hôn còn trong ngày, khi nắng lên khí CO2 sẽ tan đi phần nhiều. 

Ông Pfanz cho rằng các thầy tế hiểu rõ điều này nên đã có cách xử lý phù hợp.

Sự thật "bữa tất niên đắng lòng ngày cuối năm"? Đăng sai sự thật, tạp chí phải bồi thường 3,6 triệu USD Thủy quái có thật? - Kỳ 2: "Quái vật" hồ Loch Ness
THẢO NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên