TTO - Nhiều có giá trị tại TP.HCM đã biến mất. Số còn lại, không ít cái đang xuống cấp, biến đổi nghiêm trọng. Trước áp lực pháp triển, nếu không sớm có giải pháp bảo tồn, phục chế phù hợp thì nỗi lo biệt thự cổ bị xóa xổ không phải không có cơ sở.

Ngày 22-11, chúng tôi trở lại địa chỉ 237 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, nơi từng là ngôi biệt thự cổ thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Vết tích ngôi thự cổ gần 100 tuổi nơi đây đã hoàn toàn bị xóa sạch. Phía trước, chủ đầu tư dựng hàng rào tôn, quây kín mít. Bên trong, mảnh đất vuông vứt rộng hơn 500m2 được san ủi phẳng.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 1.
Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 2.

Vài chục ngày trước, thợ xây dựng đã tháo dỡ xong phần sót lại của biệt thự này sau đợt tháo dỡ lần đầu năm 2016. Từng viên gạch thẻ trong ngôi biệt thự được bóc ra và rao bán với giá 5.000 đồng/viên. Đầu cột được rao bán với giá 1 triệu đồng/cái.

Không chỉ biệt thự cổ ở 237 Nơ Trang Long, khá nhiều biệt thự cổ cũng đã lặng lẽ biến mất. Đáng chú ý phải kể đến biệt thự số 12 Lý Tự Trọng. 

Năm 2016, căn biệt thự được bán với giá hơn 200 tỷ đồng. Sau khi mua lại, chủ mới xin tháo dỡ mái ngói, chống dột, thay đổi dầm sàn mục nát, làm lại điện nước, lát gạch, sơn phết bên trong. 

Tuy nhiên, biệt thự bị đập gần như toàn bộ. Và đến nay, theo ghi nhận của chúng tôi, ở địa chỉ này đã là công trường xây dựng khách sạn cao hàng chục tầng.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 3.

Từng viên gạch thẻ trong ngôi biệt thự được bóc ra và rao bán với giá 5.000 đồng/viên. Đầu cột được rao bán với giá 1 triệu đồng/cái - Ảnh: Nguyễn Văn Châu

Nhiều trường hợp biệt thự khác được tháo dỡ với lý do xuống cấp trong khi cơ quan chức năng chưa kịp đưa ra kết luận có bảo tồn hay không, như trường hợp của biệt thự 12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM hay biệt thự cổ tại số 6C, Tú Xương, quận 3. 

Cả hai biệt thự này đều đã bị đập hoàn toàn. Đến giờ này, khuôn viên hai mảnh đất trên là bãi giữ xe - rửa xe tạm khiến chẳng ai nghĩ đây từng là những biệt thự đẹp của TP.HCM.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 4.

Vết tích ngôi thự cổ gần 100 tuổi nơi đây đã hoàn toàn bị xóa sạch. Phía trước, chủ đầu tư dựng hàng rào tôn, quây kín mít. Bên trong, mảnh đất vuông vứt rộng hơn 500m2 được san ủi phẳng - Ảnh: N.V

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 5.

Hiện trạng xuống cấp, hư hỏng của các biệt thự cổ còn khiến người ta ngậm ngùi hơn. Một trong số đó là biệt thự cổ nằm ở đường Hồng Bàng, quận 5. Qua thời gian dài sử dụng, ngôi biệt thự này bị rạn nứt nhiều nơi.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 6.

Một trong số đó là biệt thự cổ nằm ở đường Hồng Bàng, quận 5. Qua thời gian dài sử dụng, ngôi biệt thự này bị rạnh nứt nhiều nơi. - Ảnh: Lê Quốc

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 7.

Cũng ở quận 5, một ngôi biệt thự khá độc đáo khác tọa lạc trên đường Gò Công xuống cấp đến khó nhận ra. Ngôi biệt thự từng được cho thuê bán cà phê, sửa đồ điện tử nay đã có tên trong một dự án chung cư thương mại.

Nói về biệt thự cổ, không thể không kể đến căn biệt thự nguy nga một thời ở số 8 đường Bãi Sậy, quận 6. Căn biệt thự hơn 100 tuổi, rộng gần 1.000m2 này mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Dân trong giới kiến trúc gọi nó là "biệt thự Phương Nam Chợ Lớn".

Thế nhưng giờ đây nó không thoát khỏi tình cảnh như nhiều biệt thự cổ khác. Để có thêm thu nhập, những người đang sinh sống trong biệt thự này cho thuê đất xây hai kho hàng trước sân. 

Một kho hàng khác được dựng bằng tôn đã bắt đầu mục nát. Cửa ra vào, cửa thông gió và nhiều hạng mục khác hư hại buộc chủ nhà phải gia cố tạm bợ để tránh mưa nắng.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 8.

Căn biệt thự ở Số 8 đường Bãi Sậy, quận 6 hơn 100 tuổi, rộng gần 1.000m2 này mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp. Dân trong giới kiến trúc gọi nó là “biệt thư Phương Nam Chợ Lớn”. - Ảnh: Lê Quốc

Ngay tại quận 3, nơi được mệnh danh là "làng biệt thự cổ" Sài Gòn, tình hình cũng chẳng khá hơn. Cụm biệt thự từ số 9 đến số 17 đường Ngô Thời Nhiệm từng là nơi "hút hồn" không ít người, nhưng nhiều năm qua, các biệt thự này đã xuống cấp, mặt tiền được chia nhỏ để cho thuê buôn bán.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 9.

Cụm biệt thự từ số 9 đến số 17 đường Ngô Thời Nhiệm từng là nơi “hút hồn” không ít người - Ảnh. N.Q

Đáng chú ý hơn cả là biệt thự gần 100 tuổi ở địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần. Ngôi biệt thự này nằm ở góc đường 3 mặt tiền Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu (phường 6, quận 3), diện tích hơn 2.800m², thường được gọi là biệt thự Phương Nam. Đây là một công biệt thự cổ mang nhiều yếu tố độc đáo về kiến trúc rất cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 10.

Biệt thự 110-112 Võ Văn Tần là một công biệt thự cổ mang nhiều yếu tố độc đáo về kiến trúc rất cần được bảo tồn và phát huy giá trị - Ảnh: T.HỮU

Quan sát từ bên ngoài có thể thấy kết cấu của biệt thự còn tương đối nguyên vẹn. Tuy nhiên, dưới sự tàn phá của thời gian, vài chỗ trên mái ngói đã bị vỡ, tường bám đầy rêu xanh, loang lổ mốc. 

Trước đây, nhiều vị trí trong biệt thự bị cơi nới, xây dựng thêm để làm kho bãi, chỗ giữ xe, buôn bán làm ảnh hưởng đến giá trị đặc biệt của công trình kiến trúc này.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 12.

Tình trạng đập bỏ, cơi nới biệt thự cũ đã không còn là chuyện hiếm. Sở Quy hoạch - kiến trúc từng thống kê TP.HCM có 1.227 biệt thự xây trước năm 1975, tập trung nhiều nhất ở quận 1 và 3, trên các đường Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai...

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 13.

Hiện nay, ở địa chỉ 12 Lý Tự Trọng, quận 1 đã là công trường xây dựng khách sạn cao hàng chục tầng do ông Nguyễn Văn P. và bà Trần Thị L. làm chủ đầu tư - Ảnh: N.V

Tuy nhiên, khảo sát mới đây của Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM) đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. 

Gần nửa số biệt thự cổ đã "biến mất". Đường Nguyễn Đình Chiểu từng có 53 căn hiện chỉ còn 24, đường Hai Bà Trưng 40 căn giờ chỉ còn khoảng 20, đường Lê Quý Đôn và Mạc Đỉnh Chi nay chỉ còn 6 trong số 20 căn…

Nguyên nhân được đưa ra một phần do thủ tục duy tu, tôn tạo gặp nhiều khó khăn, nhiêu khê khiến nhiều chủ sở hữu làm liều. Khi cơ quan chức năng phát hiện, nhiều kiến trúc cổ chỉ còn trên giấy, hoặc bị sửa chữa, chắp vá. 

Thêm vào đó, việc phá dỡ hay cơ nới các biệt thự cổ xuất phát từ lợi ích trước mắt. Những người sống trong biệt thự phải cơi nới để sinh hoạt, tìm kế sinh nhai. 

Các đại gia bất động sản khi bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mua lại thì không ít người chỉ nhắm vào tiềm năng khu đất, sẵn sàng đập bỏ thay vì bảo tồn, tôn tạo. Những chủ sở hữu thật sự mong muốn và đủ năng lực bảo tồn, tôn tạo biệt thự cổ hiếm như lá mùa thu.

Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 14.
Giải cứu biệt thự cổ Sài Gòn - Ảnh 15.

THIÊN THANH
T.L, N.V, Nguyễn Văn Châu, Lê Quốc, N.Q , T.HỮU
KIỀU NHI
BẢO SUZU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0