Nước Mỹ không còn là thiên đường, cũng chẳng là chỗ dung thân. Chàng trai Mỹ, được sự giúp đỡ của các tổ chức nhà thờ, các giáo sư và hội sinh viên, trốn sang châu Âu, đợi chiến tranh kết thúc và... trở về đi tù. Vì ở tuổi 40, nhà tù không còn có ý nghĩa như tuổi 20 nữa (!).
Phóng to |
Tiểu thuyết của James A.Michener, Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch, Nhã Nam và NXB Văn Học ấn hành - Ảnh: Hà Hương |
Britta có một người cha là cựu du kích thời chống phát xít. Cô gái Na Uy này đã thuộc nằm lòng từng mẩu hồi tưởng của người cha về những tháng ngày trai trẻ oanh liệt. Và cô cũng thuộc lòng giấc mơ về xứ Ceylon (nay là Sri Lanka) rực rỡ nắng ấm mà cha cô ngày đêm du hành trong... óc tưởng tượng. Từ làng chài mờ mịt sương mù và chìm trong rét mướt của mình, ngày đêm cô mơ về Torremolinos - một xứ “Ceylon” của riêng cô trên bờ Địa Trung Hải chói chang. Và cô dành dụm từng xu cho giấc mơ Torremolinos của mình. Cho đến một ngày có một chuyến du lịch giá rẻ...
Sáu người bọn họ: bốn người Mỹ, một người Na Uy, một cô gái Anh, cùng với những cuộc phiêu lưu của mình, đã đi qua chiến tranh VN, chiến tranh Trung Đông, những khu rừng rậm châu Phi hẻo lánh, những xứ sở phụ nữ không được đối diện với ánh mặt trời vì phải che mạng, những cuộc nội chiến, những nỗi buồn cháy tâm can vì không biết ngày mai mình sẽ làm gì để sống tiếp, những quán bar đêm hừng hực rượu, âm nhạc và sex, và những bình minh mỏi mệt, vừa hoang mang vừa phấp phỏng hi vọng...
Có quá nhiều thông điệp trong bộ sách đồ sộ (hai tập, gần 900 trang khổ lớn): về một thế hệ trẻ mất mát và kiếm tìm lẽ sống; về một thế giới luôn bất an; về một thiên nhiên tươi đẹp và hoang dã đang bị hủy hoại vì lòng tham của con người... Nhưng, trên tất cả, Sáu người đi khắp thế gian gieo vào lòng người ta, nhất là người trẻ, cái khát vọng xê dịch và thay đổi. Đi, để mở mắt nhìn. Đi để hưởng từng giây quý giá của cuộc sống. Đi, để khám phá thế giới, và khám phá chính bản thân mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận