TTCT - Thách thức của biến đổi khí hậu đang thúc đẩy các nước ASEAN chuyển đổi sang năng lượng sạch nhiều hơn. Đây cũng là lý do khiến hoạch định lưới điện chung nội khối có từ 20 năm trước đang được hồi sinh. Ảnh: The Jakarta Post Theo AP, Malaysia và Indonesia hồi tháng 8-2023 đã bắt đầu nghiên cứu 18 điểm có thể xây dựng điểm kết nối truyền tải. Các kết nối này cuối cùng dự kiến sẽ truyền tải được lượng điện tương đương 33 nhà máy điện hạt nhân trong một năm. Theo Beni Suryadi, chuyên gia về năng lượng tại Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) ở Jakarta, đây là kế hoạch hoàn toàn khả thi về kinh tế và kỹ thuật. Các chuyên gia đánh giá việc Singapore mua điện từ các đập ở Lào qua đường truyền tải từ Thái Lan và Malaysia sẽ là dự án "tiên phong", đánh dấu lần đầu tiên 4 nước trong khối cùng đồng ý thỏa thuận mua bán điện.Năm 2017, mua điện xuyên biên giới chỉ chiếm 2,7% công suất toàn vùng, theo Global Interconnection Journal, và chỉ là giao dịch giữa hai nước (như giữa Lào với Thái Lan). Giờ thì nhiều nước quan tâm hơn tới lưới chia sẻ điện nhằm giúp loại bỏ dần than và nhiên liệu hóa thạch. Việt Nam cũng muốn hệ thống lưới điện chung để có thể bán năng lượng sạch, như điện gió, cho các nước, trong khi tỉnh Sarawak của Malaysia muốn bán thủy điện sang cho Indonesia.Kế hoạch xếp xó 20 nămÝ tưởng về lưới điện chung ASEAN (APG) được khởi xướng từ 20 năm trước, nhưng không thể tiến hành do nhiều rào cản kỹ thuật lẫn chính trị. Theo Eco-Business, nỗ lực xây dựng APG đã bắt đầu từ năm 1990 và theo báo cáo Triển vọng năng lượng ASEAN số 7 (AE07) năm 2022, nhu cầu điện của khu vực tới năm 2050 dự kiến sẽ tăng gấp ba so với năm 2020.Chưa hết, biến đổi khí hậu có thể làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế các nước tới 1/3, theo báo cáo năm 2021 tại Hội nghị về biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Glasgow, Scotland. Nhu cầu điện đang tăng, trong khi dịch chuyển khỏi năng lượng hóa thạch đòi hỏi lưới điện kết nối. "Điều này trở thành nhu cầu cấp thiết cho tất cả các nước", ông Suryadi nói. ASEAN do đó cần chính sách mạnh mẽ hơn nhằm đạt mục tiêu 23% nguồn điện chính của khu vực sẽ là từ các nguồn tái tạo vào năm 2025. APG từ lâu được thúc đẩy như giải pháp để khu vực tiếp cận lưới điện ổn định và chi phí phải chăng hơn.Ảnh: ReutersNhiều báo cáo chỉ ra ASEAN có thể tiết kiệm tới 800 tỉ USD trong nỗ lực giảm khí phát thải carbon nếu có lưới điện hoàn toàn kết nối. Nhưng điều đó đòi hỏi các khoản đầu tư chiến lược cho hệ thống điện khu vực. Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), cần khoảng 7.300 tỉ USD đầu tư để ASEAN đạt 100% nguồn điện là năng lượng tái tạo vào năm 2050.Trong quá khứ, các nước khu vực tập trung nhiều hơn vào an toàn năng lượng, dựa chủ yếu vào năng lượng hóa thạch và thường xây công suất lớn hơn nhu cầu thực tế. Với chi phí năng lượng tái tạo ngày càng giảm, giá thành thủy điện, điện mặt trời, điện gió ngày càng ở mức chấp nhận được. Trừ Philippines do đặc thù địa lý, tất cả các nước ASEAN hiện cam kết khí phát thải bằng 0 vào năm 2050.Dễ hiểu là các ý kiến ủng hộ lưới điện chung ngày một mạnh mẽ. Lào, chỉ có 7 triệu dân, đã xây hơn 50 đập thủy điện trong 15 năm qua với quyết tâm trở thành "nguồn pin điện của Đông Nam Á". Nước này đã bán điện cho Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, và vẫn dư công suất để bán cho cả khu vực. Trong khi đó, đất nước 6 triệu dân Singapore cần nhập khẩu điện sạch nhằm đạt mục tiêu về năng lượng tái tạo.APG sẽ xóa khoảng cách giữa nơi có nhu cầu với nơi sản xuất điện, giúp các nước thích nghi tốt hơn với các biến động như khi giá dầu tăng vọt. Một ví dụ nhãn tiền: Năm 2021, châu Âu tiết kiệm được 36 tỉ USD nhờ việc mua bán điện nội khối.Lưới điện chung còn giúp mang nguồn điện ổn định tới các vùng xa xôi như khu vực Tây Kalimantan ở đảo Borneo (Indonesia). Tình trạng mất điện thường xuyên ở đây đã chấm dứt khi đường dây 170km xuyên biên giới nối vùng Sarawak của Malaysia tới tỉnh này hoàn thành năm 2016. "Nhiều nơi đã làm được và lợi ích thật rõ ràng" - Rena Kuwahata, chuyên gia phân tích tại Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ở Paris, nói với AP.Những rào cảnMột nguyên tắc cốt lõi của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng thuận, nên các dự án chung cả khối thường khó thực hiện. Ưu tiên năng lượng trong nước của từng nước có khi không "thuận thảo" với lợi ích của việc xây dựng lưới điện chung. Nadhilah Shani, chuyên gia tại ACE, nói điều này tạo ra "thế lưỡng nan" với nhiều nước: họ có thể bán năng lượng sạch cho các nước láng giềng hoặc giữ lại để đạt được mục tiêu năng lượng sạch của nước mình.Malaysia hiện chỉ có 1% công suất điện từ các nguồn sạch nên từng cấm xuất khẩu điện vào năm 2021 để thúc đẩy điện sạch trong nước. Lệnh cấm được gỡ bỏ năm 2023, nhưng lệnh cấm của Indonesia (từ 2019) hiện vẫn duy trì. ASEAN cũng thiếu nhiều khuôn khổ pháp lý về xây dựng cáp điện ngầm dưới biển. Thách thức kỹ thuật cũng không nhỏ khi dòng điện và công suất lưới ở mỗi nước đều có khác biệt. Ngay cả các lưới điện xuyên biên giới hiện có cũng cần được nâng cấp. Việc tính toán nơi nào sẽ cần điện cũng cần quy hoạch chi tiết.Lào có thể trở thành nước cung cấp điện cho cả Đông Nam Á. Ảnh: RecessaryCuối cùng, chi phí đầu tư cho các dự án là khổng lồ, với ước tính tạm lên tới tối thiểu 280 tỉ USD. Sẽ cần rất nhiều trạm biến áp truyền tải để đưa nguồn điện cao thế vượt biên giới. Quan trọng không kém, các trạm truyền tải này phải kết nối các vùng nguồn điện dồi dào với các vùng có nhu cầu cao, theo Phó giám đốc bộ phận điện bền vững của Cơ quan Năng lượng Singapore Ralph Foong.Ví dụ, Indonesia là nước giàu nguồn thủy điện và địa nhiệt, nhưng các khu vực này thường xa những vùng có nhu cầu cao, theo giám đốc truyền tải và kế hoạch hệ thống tại công ty điện quốc doanh PLN, Evy Haryadi. Như vậy, Indonesia có thể cân đối các múi giờ điện cao điểm giữa nhiều nước trong khu vực bằng tối ưu hóa trạm truyền tải của họ. "Các trạm truyền tải ban đầu là để phục vụ an ninh, ổn định và bền vững quốc gia. Tuy nhiên, sau thỏa thuận mua bán điện Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore (LTMS), chúng tôi thấy còn có thể đáp ứng nhu cầu hàng trăm megawatt điện thương mại nữa", theo Dev Anandan, giám đốc phụ trách lưới điện của công ty điện nhà nước Malaysia TNB.Khi nhu cầu tăng lên, vấn đề thu thập, phân tích dữ liệu và số hóa tất yếu sẽ phải được đặt ra với ngành điện ASEAN. "Chỉ với các giải pháp số, chúng ta mới đáp ứng được các thách thức", giám đốc phụ trách sáng tạo của bộ phận số hóa ngành điện của Huawei, Edwin Diender, nói. Cùng quan điểm với Diender, giám đốc lưới điện của tập đoàn năng lượng Na Uy DNV Matthew Rowe cho rằng 15% ngân sách đầu tư lưới điện nên được dùng cho số hóa, như đầu tư vào hệ thống đo đạc, báo tín hiệu, giám sát hoạt động phân phối và các năng lực phân tích sâu.Khuôn khổ pháp lý và công nghệ"Điều các nhà đầu tư muốn từ đối tác ở các cấp là sự rõ ràng về chính sách và một kế hoạch nhất quán", ông Foong nói. Việc có khung chính sách rõ ràng cũng sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển đa phương tài trợ các dự án năng lượng bằng những khoản vay ưu đãi. Ảnh: Southeast Asia Infrastructure"Mô hình tài chính kết hợp sẽ giúp mở rộng điểm cân bằng mà các đối tác khác nhau có thể thực hiện và đạt được kết quả các bên cùng có lợi", theo ông Foong.Do tính chất gián đoạn của các nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống pin trữ năng lượng (BESS) cũng là đòi hỏi quan trọng, để phản ứng nhanh chóng với nhu cầu tăng bất ngờ chẳng hạn. Chi phí giá pin cao hiện là thách thức lớn cho các công ty ở Malaysia, theo giám đốc điều hành của hãng điện mặt trời Gading Kencana, Muhamad Guntor Mansor Tobeng.Khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng tới công suất điện tái tạo, theo ông Guntor. Ví dụ, nguồn điện mặt trời ở Malaysia biến động rất mạnh những năm gần đây vì thời tiết thất thường. Để vượt qua thách thức này, ASEAN có thể học bài học từ Úc, nơi các công ty pin lớn có thể tận dụng cơ chế mua bán điện để tạo doanh thu, theo trưởng bộ phận kinh doanh ở TNB, Wan Syakirah Wan Abdullah. Việc tài trợ cho một số dự án BESS đầu tiên đang được Chính phủ Úc tài trợ, đổi lấy kiến thức từ những công ty tư nhân phát triển hệ thống pin trữ này.Trong khi chờ đợi, nỗ lực nhằm tăng tính liên kết của lưới điện ASEAN vẫn đang được tích cực thúc đẩy, theo TNB. Nhà cung cấp điện Malaysia này đang tham gia đàm phán với các đối tác Indonesia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và đã ký nhiều bản ghi nhớ. TNB cũng nghiên cứu tính khả thi của các trạm truyền tải kết nối Sumatra ở tây Indonesia với bán đảo Malaysia và khu vực trung tâm ASEAN và một cơ sở kết nối thứ hai với Singapore cũng đang được nghiên cứu. ■ Việc Trung Quốc tham gia đầu tư một số hạ tầng năng lượng trong khu vực cũng gây những quan ngại nhất định. Năm 2021, do áp lực nợ nần, Lào đã trao quyền vận hành lưới điện trong 25 năm cho một công ty Trung Quốc. Chúng tôi đều thống nhất giờ là lúc biến lưới điện ASEAN thành hiện thực. Đây là vấn đề mang tính sống còn(Chủ tịch TNB Seri Ir. Baharin bin Din) Tags: Nhà máy điệnHệ thống điệnĐông Nam ÁLưới điện quốc giaASEAN
Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi CÔNG TRUNG 25/11/2024 Lừa đảo từ việc mạo danh shipper ngày càng tinh vi, khiến khách hàng lúng túng và rơi vào vòng xoáy mất tiền mà không hề hay biết.
Máy bay Nga bốc cháy dữ dội tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ THANH BÌNH 25/11/2024 Động cơ của chiếc máy bay chở khách do Nga sản xuất đã bốc cháy dữ dội sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 24-11.
Nước trên các sông dâng cao do mưa lớn, Huế khẩn cấp cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học NHẬT LINH 25/11/2024 Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát thông báo khẩn cấp cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học vì mưa lớn, nước các sông dâng rất nhanh.
Cận cảnh mảnh vỡ tên lửa siêu vượt âm Oreshnik THANH BÌNH 25/11/2024 Cơ quan An ninh Ukraine đã cho các nhà báo thấy những mảnh kim loại được cho là của tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik.