Phóng to |
Nếu có dịp thưởng lãm những bức ảnh về nước từ Vùng đất thấp tại Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh trong những ngày cuối tháng 10 với sự bảo trợ thông tin của Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, bạn sẽ biết rằng người Hà Lan trân trọng và sử dụng nước hiệu quả như thế nào.
1. Rotterdam vào thế kỷ XIV vẫn còn là một làng chài nhỏ ven sông Rotte. Ngày nay, Rotterdam là trung tâm công nghiệp và hậu cần lớn nhất châu Âu, là cửa ngõ dẫn đến châu Âu với 450 triệu khách hàng mỗi năm. Khu vực cảng và khu công nghiệp trải dài trên 40km diện tích khoảng 10.000ha. Có thể tìm thấy ở đây rất nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho việc bốc dỡ, phân phối, kinh doanh hàng hóa. Mỗi năm, Rotterdam đón 30 ngàn tàu vượt đại dương và 130 ngàn tàu nội thủy.
Phóng to |
Phóng to |
2. Hà Lan có hệ thống đường thủy phục vụ cho thương mại với tổng chiều dài 2.200km. Hệ thống đường thủy này chiếm 40% hoạt động chuyển vận quốc tế và 20% hoạt động chuyển vận trong nước. Hàng hóa đến Rotterdam buổi sáng thì buổi chiều cùng ngày đã có thể đến Đức, Bỉ hoặc Anh.
3. Chính quyền có nhiều công cụ để tác động đến việc quản lý nước ở Hà Lan. Một công cụ kinh tế là việc quản lý nhu cầu nước. Chính quyền Hà Lan cố gắng thuyết phục người dân và các công ty sử dụng nước tiết kiệm với các chiến dịch vận động:
• Một vòi nước rò rỉ sẽ làm lãng phí 35 ngàn lít nước mỗi năm.
• Tắm vòi sen (50 - 80 lít) thay vì tắm bồn (150 - 120 lít).
• Đừng mở nước khi đang đánh răng, bạn sẽ tiết kiệm được 8 lít nước.
4. Thuật ngữ quản lý nước lâu dài đã nảy sinh tại Hà Lan từ những năm 1990. Đây là việc kiểm soát, sử dụng và luân chuyển nước theo một số quy định chặt chẽ. Đầu tiên là không sử dụng nước vượt quá nguồn cung cấp nước tự nhiên. Thứ hai, sử dụng nước sao cho khi nước thải ra không làm hại môi trường. Thứ ba, lượng nước sử dụng càng nhỏ và thời gian sử dụng nước càng dài càng tốt. Phải duy trì các điều kiện tự nhiên của nguồn nước.
Phóng to5. Đập nước di động Maeslantkering là một trong những công trình nổi tiếng của Hà Lan với tổng chiều dài là 237m, chiều cao tối đa 20m.
6. Phần đất phía sau các con đê đang bị khai thác và ô nhiễm nặng nề trong khi ngày càng nhiều các ngôi nhà đang mọc lên, một cơn lũ đi qua chắc chắn sẽ gây ra hậu quả kinh khủng. Do đó, chính quyền Hà Lan buộc người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về nước và từ bỏ những thói quen dùng nước lãng phí hoặc gây ô nhiễm.
Dự án “Tạo không gian cho sông” được đề ra nằm trong số chuỗi các giải pháp phòng chống lũ lụt đến năm 2015 và cải tiến chất lượng môi trường ở lưu vực sông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận