09/01/2004 20:42 GMT+7

Giả thuyết về bức xạ tia cực tím gây ra sự hủy diệt trái đất

 Đ.TÂM (Theo AP)
 Đ.TÂM (Theo AP)

TTO - Sau khi tia gamma hủy diệt tầng ozone của trái đất thì bức xạ của tia cực tím có thể được xem là nguyên nhân gây nên cuộc hủy diệt ở kỷ Ordovician - được xem là cuộc hủy diệt lớn thứ hai trong lịch sử trái đất, giết chết 2/3 các sinh vật đang sống trong thời kỳ đó.

FuR10hDp.jpgPhóng to
TTO - Sau khi tia gamma hủy diệt tầng ozone của trái đất thì bức xạ của tia cực tím có thể được xem là nguyên nhân gây nên cuộc hủy diệt ở kỷ Ordovician - được xem là cuộc hủy diệt lớn thứ hai trong lịch sử trái đất, giết chết 2/3 các sinh vật đang sống trong thời kỳ đó.

Để giải thích sự kiện này, các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết rằng một sao băng cách trái đất 10.000 năm ánh sáng bị nổ tung đã hủy diệt chất hóa học trong tầng khí quyển và cho phép tia cực tím từ mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất làm nổ tất cả những vật thể không được bảo vệ. Tất cả những điều này đã xảy ra cách đây 440 triệu năm và được gọi là cuộc hủy diệt kỷ Ordovician - cuộc hủy diệt ác liệt thứ hai trong 5 cuộc hủy diệt lớn của trái đất.

"Các vật hóa thạch còn lại đã cho thấy sự biến mất đột ngột của 2/3 các loài trên trái đất. Và nó cũng cho thấy một thời kỳ băng hà trong hơn nửa triệu năm tiếp theo. Chính tia gamma bị nổ đã gây nên cả hai hiện tượng nói trên", Adrian L. Melott nhà thiên văn học của trường ĐH Kansas đã cho biết.

Ông cũng cho biết thêm, sự va chạm của tia gamma vào trái đất đã phá vỡ các phân tử trong tầng bình lưu tạo thành khí nitrous oxide và các chất hóa học khác - chính những chất này có thể đã hủy diệt tầng ozone và tạo thành một lớp khí mỏng màu nâu bao phủ quanh trái đất. Bức xạ của tia này mạnh gấp 50 lần so với mức bình thường và đủ mạnh để giết các sinh vật sống trên địa cầu.

Trong một tác động thứ hai, chính lớp khí mỏng này làm lạnh trái đất và tạo ra thời kỳ băng hà. Trước khi bắt đầu sự hủy diệt này, trái đất nóng lên một cách không bình thuờng mà ngay cả các chuyên gia về khí hậu cũng không thể tìm được lý do nào để giải thích sự tấn công một cách đột ngột của các sông băng rộng lớn này.

"Hầu hết các sinh vật biển cổ xưa đều bị giết trong đợt hủy diệt kỷ Ordovician. Trong đó các sinh vật sống trên hoặc gần bề mặt thì có nguy cơ bị bức xạ của tia cực tím tiêu diệt lớn hơn những sinh vật sống sâu trong nước. Nhưng có một điều chắc chắn rằng tia gamma đã phá hủy trái đất nhiều lần trong 4,5 tỷ năm của lịch sử", Melott nói thêm.

Jere H. Lipps ở ĐH California cũng cho rằng tia gamma được coi như nguyên nhân gây nên cuộc hủy diệt ở kỷ Ordovician và nên đánh giá chúng như là một giả thuyết trong nhiều giả thuyết khác và giả thuyết này cần được kiểm chứng.

Kỷ Ordovician là giai đoạn đầu tiên trong năm giai đoạn hủy diệt lớn trong lịch sử. Bốn giai đoạn sau bao gồm: kỷ Devonian cách đây 360 triệu năm đã giết chết 60% các loài; kỷ Permian-Triassic cách đây 250 triệu năm giết chết 90% tất cả các loài, kỷ Triassic cách đây 220 triệu năm tiêu hủy một nửa các sinh vật và kỷ Cretacious-Tertiary thậm chí đã hủy diệt các loài khủng long và một nửa các loài khác khoảng 65 triệu năm trước đây.

 Đ.TÂM (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên