23/07/2023 11:11 GMT+7

Gia đình Thủ tướng Hun Sen và người dân Campuchia đi bầu cử

Lúc 7h sáng 23-7, cuộc bầu cử tại Campuchia chính thức bắt đầu. Dự kiến 9,7 triệu cử tri xứ chùa tháp sẽ tham gia bầu ra 125 nghị sĩ Quốc hội khóa VII, mở đường lập chính phủ mới.

Ngay từ sớm, Thủ tướng Hun Sen đã đến bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở tỉnh Kandal. Đây có thể là lần cuối cùng ông Hun Sen tham gia bỏ phiếu với tư cách thủ tướng đương nhiệm - Ảnh: AFP

Ngay từ sớm, Thủ tướng Hun Sen đã đến bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở tỉnh Kandal. Đây có thể là lần cuối cùng ông Hun Sen tham gia bỏ phiếu với tư cách thủ tướng đương nhiệm - Ảnh: AFP

23.789 điểm bỏ phiếu trên cả nước mở cửa từ 7h đến 15h trong ngày 23-7 để các cử tri đi bỏ phiếu.

Hình ảnh gia đình Thủ tướng Campuchia Hun Sen đi bầu cử - Video: AFP

Theo báo Khmer Times, ngay từ trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 23-7, ông Hun Sen đã dự đoán Đảng Nhân dân Campucia (CPP) cầm quyền của ông sẽ chiến thắng áp đảo.

Ông Hun Sen thậm chí ấn định ngày 29-8 là ngày chính phủ mới do CPP lãnh đạo sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Ông Hun Sen, người đã lãnh đạo Campuchia suốt 38 năm qua, tự tin con trai trưởng của mình - Đại tướng Hun Manet, phó tư lệnh Các lực lượng vũ trang Hoàng gia và là tư lệnh Lục quân Hoàng gia - có thể sẽ giành ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử này. 

Tuy nhiên để có thể thay thế cha mình, ông Hun Manet, 45 tuổi, cần giành được một ghế trong Quốc hội.

Cuộc bầu cử lần này là cuộc chạy đua của Đảng CPP của ông Hun Sen và 17 đảng phái khác. Tuy nhiên, nhiều khả năng Đảng CCP vẫn sẽ giành chiến thắng áp đảo nhờ uy tín và sức ảnh hưởng chính trị của mình.

Bà Bun Rany (trái), phu nhân Thủ tướng Hun Sen, nhúng ngón tay vào lọ mực đánh dấu đã bỏ phiếu - Ảnh: AFP

Bà Bun Rany (trái), phu nhân Thủ tướng Hun Sen, nhúng ngón tay vào lọ mực đánh dấu đã bỏ phiếu - Ảnh: AFP

Đại tướng Hun Manet - con trai cả của ông Hun Sen - bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh. Thủ tướng Hun Sen mong muốn ông Hun Manet sẽ kế nhiệm mình ngay trong nhiệm kỳ tới - Ảnh: REUTERS

Đại tướng Hun Manet - con trai cả của ông Hun Sen - bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh. Thủ tướng Hun Sen mong muốn ông Hun Manet sẽ kế nhiệm mình ngay trong nhiệm kỳ tới - Ảnh: REUTERS

Ông Hun Manet chụp ảnh cùng người dân Phnom Penh sau khi bỏ phiếu. Trước ngày bầu cử, ông Hun Sen từng tuyên bố trên truyền hình: "Trong 3 hoặc 4 tuần nữa, Hun Manet có thể trở thành thủ tướng. Điều đó phụ thuộc vào việc Hun Manet có làm được hay không" - Ảnh: AFP

Ông Hun Manet chụp ảnh cùng người dân Phnom Penh sau khi bỏ phiếu. Trước ngày bầu cử, ông Hun Sen từng tuyên bố trên truyền hình: "Trong 3 hoặc 4 tuần nữa, Hun Manet có thể trở thành thủ tướng. Điều đó phụ thuộc vào việc Hun Manet có làm được hay không" - Ảnh: AFP

Hai cử tri tại tỉnh Kandal bỏ phiếu và khoe ngón tay có dấu mực tím - dấu hiệu cho biết cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Hầu hết các cử tri Campuchia cho biết vẫn sẽ đặt niềm tin vào Đảng CPP - Ảnh: AFP

Hai cử tri tại tỉnh Kandal bỏ phiếu và khoe ngón tay có dấu mực tím - dấu hiệu cho biết cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Hầu hết các cử tri Campuchia cho biết vẫn sẽ đặt niềm tin vào Đảng CPP - Ảnh: AFP

Hai nhân viên cảnh sát cùng bỏ phiếu tại tỉnh Kandal. Điểm hấp dẫn của CPP là chính sách ưu tiên phát triển nông thôn và đảm bảo hòa bình, ổn định sau nhiều thập kỷ chiến tranh, giúp thúc đẩy tăng trưởng trung bình hơn 7% cho đến năm 2019, tạo việc làm trong ngành sản xuất hàng may mặc và xây dựng - Ảnh: AFP

Hai nhân viên cảnh sát cùng bỏ phiếu tại tỉnh Kandal. Điểm hấp dẫn của CPP là chính sách ưu tiên phát triển nông thôn và đảm bảo hòa bình, ổn định sau nhiều thập kỷ chiến tranh, giúp thúc đẩy tăng trưởng trung bình hơn 7% cho đến năm 2019, tạo việc làm trong ngành sản xuất hàng may mặc và xây dựng - Ảnh: AFP

Một cử tri tại tỉnh Kandal tươi cười sau khi bỏ phiếu - Ảnh: AFP

Một cử tri tại tỉnh Kandal tươi cười sau khi bỏ phiếu - Ảnh: AFP

Người dân xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Phnom Penh. Tổng cộng 23.789 điểm bỏ phiếu đã được thiết lập trên cả nước - Ảnh: AFP

Người dân xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Phnom Penh. Tổng cộng 23.789 điểm bỏ phiếu đã được thiết lập trên cả nước - Ảnh: AFP

Nữ cử tri bế con đi bầu tại thủ đô Phnom Penh. Công tác bỏ phiếu sẽ kết thúc lúc 15h cùng ngày - Ảnh: AFP

Nữ cử tri bế con đi bầu tại thủ đô Phnom Penh. Công tác bỏ phiếu sẽ kết thúc lúc 15h cùng ngày - Ảnh: AFP

Cử tri cao tuổi bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh. Dự kiến khoảng 9,7 triệu cử tri đạt điều kiện sẽ tham gia bỏ phiếu tại lần bầu cử này - Ảnh: AFP

Cử tri cao tuổi bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh. Dự kiến khoảng 9,7 triệu cử tri đạt điều kiện sẽ tham gia bỏ phiếu tại lần bầu cử này - Ảnh: AFP

Các nhà sư xếp hàng chờ bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh - Ảnh: AFP

Các nhà sư xếp hàng chờ bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh - Ảnh: AFP

Một nhà sư bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh - Ảnh: AFP

Một nhà sư bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh - Ảnh: AFP

Quan chức địa phương cưỡi voi mang các vật dụng phục vụ việc bầu cử đến một điểm bỏ phiếu tại tỉnh Mondulkiri ngày 22-7 - Ảnh: AFP

Quan chức địa phương cưỡi voi mang các vật dụng phục vụ việc bầu cử đến một điểm bỏ phiếu tại tỉnh Mondulkiri ngày 22-7 - Ảnh: AFP

Các cán bộ chuẩn bị cho công tác bầu cử tại một điểm bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh ngày 22-7. Các hoạt động vận động tranh cử đã kết thúc từ ngày 21-7. Ngày 22-7 là "ngày trắng" cấm mọi hoạt động kể trên - Ảnh: AFP

Các cán bộ chuẩn bị cho công tác bầu cử tại một điểm bỏ phiếu tại thủ đô Phnom Penh ngày 22-7. Các hoạt động vận động tranh cử đã kết thúc từ ngày 21-7. Ngày 22-7 là "ngày trắng" cấm mọi hoạt động kể trên - Ảnh: AFP

Bầu cử tại Campuchia: Đã về một mối?Bầu cử tại Campuchia: Đã về một mối?

TTCT - Tờ Phnom Penh Post 16-7 chạy tựa vơ-đét: "Ủy ban bầu cử quốc gia: Đối lập không làm lay chuyển cuộc bầu cử".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên