29/07/2024 14:57 GMT+7

Giá cả tăng vô số lần, mức giảm trừ gia cảnh mới điều chỉnh 2 lần

Hai bạn đọc chia sẻ ý kiến về chuyện 12 năm, giá cả hàng hóa đã điều chỉnh vô số lần, nhưng mức giảm trừ gia cảnh mới điều chỉnh 2 lần.

Nhân viên Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn một trường hợp khai người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh - Ảnh: T.T.D.

Nhân viên Cục Thuế TP.HCM hướng dẫn một trường hợp khai người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh - Ảnh: T.T.D.

Niềm vui khi lương hưu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng bắt đầu tăng từ ngày 1-7-2024, nhưng người lao động có không ít nỗi lo lắng đi cùng khi mức giảm trừ gia cảnh vẫn đứng yên.

Cái gì cũng tăng, mức giảm trừ gia cảnh đứng yên

Lương cơ sở vừa tăng thì giá cả hàng hóa cũng ngay lập tức theo đó đi lên. Không chỉ đơn thuần "té nước theo mưa", nhiều mặt hàng tăng còn nhiều hơn mức tăng của lương với nhiều lý do được đưa ra. 

Trong khi đó, mức giảm trừ gia cảnh - vốn được nhiều người quan tâm thì vẫn được giữ nguyên. 

Năm 2009, khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng. 

Năm 2012, con số này được điều chỉnh, nâng lên 9 triệu đồng/tháng. Sau đó vào năm 2020 được điều chỉnh lên 11 triệu đồng/tháng và giữ nguyên cho đến hiện tại.

Tương tự, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cũng lần lượt được điều chỉnh từ 1,6 triệu đồng/người/tháng (năm 2009) lên 3,6 triệu đồng/người/tháng (năm 2012) và hiện đang ở mức 4,4 triệu đồng/người/tháng, duy trì từ năm 2020 đến nay. 

Lý giải cho việc không điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, đầu năm nay Bộ Tài chính cho biết do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn 2020-2023 chưa biến động đến 20%. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí sinh hoạt hằng ngày của người dân đã tăng cao hơn con số mà bộ đưa ra. 

Một tô phở bình dân ở quán gần nhà tôi, vào tháng 1-2020, ngay trước khi dịch COVID-19 bùng phát, có giá 25.000 đồng, hiện tại đã 40.000 đồng. Mức giá này thật ra chủ quán đã "neo" từ hồi giữa năm 2023 đến nay. Tính ra đã biến động khoảng 60% trong vòng ba năm.

Hiện nay, trung bình một tuần gia đình tôi đi siêu thị tốn ngót nghét 1,5 triệu đồng. Trong khi cùng giỏ hàng hóa như vậy vào năm 2020 thì hóa đơn chưa đến 1 triệu đồng. 

Đến giờ thật sự tôi cũng không thể nhớ nổi mặt hàng nào tăng giá bao nhiêu lần vì đã qua quá nhiều lần điều chỉnh giá, có thứ cứ ít tháng lại tăng vài ngàn, có thứ tăng thêm 10.000 - 20.000 đồng mỗi lần.

Đó là chưa kể các chi phí khác trong cuộc sống, nhiều thứ cũng tăng lên theo. Gia đình đông người, thuê nhà, có con nhỏ thì hàng chục khoản khác dàn ra trước mắt, thứ gì cũng chực chờ để cùng nhau tăng giá.

Mỗi thứ tăng một chút, mỗi khâu trung gian lại tăng một ít, chi phí đầu nọ đầu kia điều chỉnh vô số lần. Người tiêu dùng là người thấy rõ nhất giá cả các loại hàng hóa tăng trên thực tế khác xa thế nào so với chỉ số CPI được thu thập và báo cáo. 

Giảm trừ gia cảnh và chi phí sinh hoạt thực tế liệu có thể thành đôi bạn "chúng mình có nhau", thay vì chi phí chạy trước, còn mức giảm trừ gia cảnh không biết bao giờ mới có thể bắt kịp như hiện nay, có được không?

Bạn đọc NHẤT NGUYÊN

Giảm trừ gia cảnh như muối bỏ biển

Tôi hiện đang chăm mẹ và chị gái, là hai người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Mẹ tôi năm nay 80 tuổi nên nhiều bệnh. Mỗi tháng đều đi khám bảo hiểm y tế để lấy thuốc nhưng hầu hết không có thuốc, phải ra ngoài mua thuốc tốt hơn. Tính ra tiền thuốc mỗi tháng trung bình 2,2 triệu đồng. Mẹ tôi còn tập vật lý trị liệu 3 buổi/tuần, mỗi tuần 750.000 đồng, vị chi mỗi tháng thêm 3 triệu nữa...

Đó là chưa kể vô số các khoản không tên khác, thỉnh thoảng còn đi khám tổng quát và tầm soát ung thư.

Chị tôi bị suy thận mãn, mất sức lao động. Sau thời gian uống thuốc cũng đã bị suy giảm chức năng gan, bao tử. 

Mỗi lần lấy thuốc phải đóng thêm hơn 2 triệu đồng/tháng... Tính ra, riêng khoản thuốc men, khám bệnh cho mẹ và chị, mỗi tháng đã hơn 8 triệu đồng.

Ngoài chi phí y tế, bản thân tôi và người thân đều có nhu cầu ăn uống, đi lại, sinh hoạt, giao tiếp... Những khoản không tên này cũng ngốn không ít hầu bao của tôi.

Trong khi đó thu nhập bình quân của tôi khoảng 20 - 22 triệu đồng/tháng (tính luôn cả thưởng lễ, Tết). Tuy là người có đóng thuế thu nhập cá nhân nhưng thực chất lúc nào tôi cũng thiếu trước hụt sau. 

Theo tôi, số tiền giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người phụ thuộc đã không còn theo kịp với thực tế cuộc sống. Với người già, người mất sức lao động, số tiền đó chỉ đáp ứng đủ một phần vì thực tế chi phí để chăm sóc hai người thân của tôi cao hơn nhiều.

Đã đến lúc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc tăng lên, phù hợp với mức  sống thực tế mới giúp những người đóng thuế thu nhập cá nhân dễ thở hơn.

Bạn đọc DÃ QUỲ

Có nên xem xét mức giảm trừ gia cảnh theo vùng?

Mức giảm trừ gia cảnh đang áp dụng chung cho toàn bộ người lao động và người phụ thuộc, bất kể địa bàn cư trú, trong khi mức lương cơ sở lại được tính theo từng vùng. Điều này chưa phù hợp, bởi mức sống, chi phí sinh hoạt giữa các địa phương rất khác nhau.

Cùng một tô phở bình dân, nhưng ở TP.HCM khoảng 40.000 đồng thì ở miền Tây có khi chỉ 20.000 - 25.000 đồng.

Ai cũng kêu mức giảm trừ gia cảnh cứ "đứng yên một chỗ" trong khi giá cả tăng caoAi cũng kêu mức giảm trừ gia cảnh cứ 'đứng yên một chỗ' trong khi giá cả tăng cao

Giá cả hàng hóa, chi phí liên tục tăng trong khi mức giảm trừ gia cảnh bốn năm qua vẫn "đứng yên một chỗ". Người dân cho rằng mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người hiện nay quá lạc hậu, đặc biệt là ở các đô thị lớn có chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên