TTCT - Đoạn đường và quãng thời gian đi và đến chỗ làm tưởng chả có gì đáng nhớ nhung với dân đi làm ở các nước phải trải qua phong tỏa, nhưng sau một năm cứ xoay vòng sống - làm việc - nghỉ ngơi trong cùng một không gian, họ mới thấm thía câu hát: thấy tuyết rơi mới nhớ thời nắng đẹp. Minh họa: Jayachandran/Hindustan TimesĐó đây trên thế giới, đang có những người sáng ra ăn mặc chỉn chu, ra khỏi nhà, đi vài vòng quanh khu phố, sau đó quay lại, ngồi vào bàn và bắt đầu ngày làm việc mới. “Họ không phải bị chập cheng, mà là đang tiến hành một bước cần thiết để thiết đặt lại các ranh giới vốn đã bị xóa nhòa trong thời phong tỏa” - trang Psychology Today ngày 16-3 viết.Hành vi kỳ quặc này đang trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lý học, với tên gọi faux hay fake commute - tức “đi làm giả bộ”, có đi nhưng chẳng đến chỗ làm. Sao phải khổ công thế, khi làm việc ở nhà nghĩa là tự do giờ giấc, tiết kiệm được bao nhiêu thời gian, công sức và cả tiền bạc cho chuyện di chuyển?“Hồi mới bắt đầu làm việc tại nhà, tôi cũng khoái lắm, nghĩ sẽ tha hồ ngủ nướng thêm. Nhưng thật ra tôi đã lỡ mất nhiều thứ hay ho của việc di chuyển đến chỗ làm mỗi ngày” - Kerri Jesson, làm việc trong ngành tiếp thị số ở Vancouver (Canada), nói với The Guardian. “Tôi thậm chí không nhận ra thời gian trên tàu điện là lúc tôi hoạch định toàn bộ một ngày của mình - rà lại danh sách việc cần làm trong ngày, xem lịch làm việc, kiểm tra email - đến khi không còn có thể làm thế nữa” - Jesson nói. Để lấy lại những gì đã mất, Jesson bắt đầu “giả bộ đi làm” từ vài tháng trước: sáng dậy thì lái xe 20 phút đến tiệm cà phê quen, rồi quay về nhà, đúng boong giờ bắt đầu làm việc.Mấy chuyện đi làm giả vờ này chắc chỉ áp dụng với xứ khác, nơi đi làm là ngồi phương tiện công cộng thoải mái, làm được việc nọ việc kia, đầu óc cũng thư thái suy nghĩ cho ngày mới, chứ ở Việt Nam ta, thoát khỏi cảnh mỗi ngày bôn ba giữa dòng xe cộ, không nắng chói chang thì cũng bụi mù trời, lại chẳng mừng quá.Thật ra dù sống ở đâu và hành trình dễ dàng hay gian khó thì khoảng thời gian di chuyển giữa nhà ở và chỗ làm việc đều có ý nghĩa quan trọng. Cái quan trọng nhất của việc “đi làm giả” không phải để tìm lại cảm giác đi trên đường, mà là tạo ra khoảng chuyển tiếp giữa chuyện sinh hoạt - làm việc của chúng ta, theo giáo sư Anna Cox của Đại học London.Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng việc “xi-nhan” cho não và cơ thể biết là đã đến lúc dừng việc sinh hoạt để bắt đầu làm việc, và nhất là đã đến lúc dừng tay, trở lại các sinh hoạt đời sống là rất quan trọng. Một nghiên cứu trên 3,1 triệu người mới đây của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia cho thấy những người làm việc tại nhà trong thời phong tỏa thường dính với công việc thêm 50 phút so với khi đến sở, vì không còn phải tính đến chuyện đứng dậy đi về. Đường đi làm với nhiều người sẽ chỉ còn là một cuộc đi bộ ngắn quanh phố. Nhưng tái hiện đến mức này thì hơi quá. -Ảnh: Twitter/herman08015Phàm cái gì mất đi mới thấy quý. Thời trước đại dịch, những lợi ích của việc di chuyển đến chỗ làm đã bị những căng thẳng và mệt mỏi che lấp, giờ đây nhìn lại, những người được ở nhà, làm việc từ xa mới thấy giá trị của nó và chỉ còn cách bù đắp bằng “giả bộ đi làm” - ra đầu ngõ mua tờ báo, làm một vòng quanh khu phố hay đến công viên, đi bộ, xe đạp hay lái xe, tùy thích.Theo Scott Sonenshein - nhà tâm lý học tổ chức thuộc Đại học Rice (Mỹ), khoảng thời gian “giả bộ đi làm” cũng giúp chúng ta giải phóng năng lượng não, để có các ý tưởng, suy nghĩ đột phá. Và không chỉ người lớn mới cần điều đó.Từ câu chuyện cá nhân, Sonenshein cho rằng lũ trẻ cũng cần “giả bộ đến lớp” nếu buộc phải ở nhà học trực tuyến. Trong tuần đầu tiên phải học từ xa, cứ sáng dậy là Sonenshein lại dắt hai cô con gái đi một vòng khu phố “và khi trở về, bước vào nhà nghĩa là đã vào lớp”.“Lũ trẻ làm theo rất nghiêm túc. Chúng luôn mang cặp trước khi ra ngoài, và sau vài tuần thì bắt đầu hỏi có thể đi học bằng xe đạp không, và trường có thể “xa” hơn chút xíu không?” - Sonenshein kể với Psychology Today.■ Tags: Mỗi tuần một chuyện
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.