Phóng to |
Học sinh Thái Lan nói chuyện với bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối ở chùa Wat Prabat Nampu - Ảnh: Reuters |
Bệnh nhân, một người Mỹ tuổi 40, thường được gọi là “bệnh nhân Berlin”, đã được ghép tế bào gốc để chữa chứng ung thư máu cấp tính năm 2007. Các tế bào gốc của một người hiến tặng với một sự đột biến gen hiếm làm nó không thể tiếp xúc với HIV được.
Kết quả nghiên cứu công bố vào cuối năm 2008 cho thấy không có dấu hiệu HIV nào tái phát, thậm chí bệnh nhân đã ngưng liệu pháp chữa HIV. Những khám phá mới nhất cho thấy rằng ba năm sau bệnh nhân tiếp tục không có dấu vết nào của virus hoặc bệnh ung thư máu.
“Tôi rất phấn khởi về tin này” - David Baltimore, người đồng lãnh giải Nobel Y học năm 1975, tuyên bố. Giáo sư Baltimore đã thành lập một công ty kỹ thuật sinh học nhằm nghiên cứu phát triển liệu pháp tế bào gốc chữa HIV/AIDS tương tự liệu pháp của nhóm bác sĩ Đức, và đang trong tiến trình tổ chức các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Phương pháp của nhóm bác sĩ Đức, do Kristina Allers và Gero Hutter tại Đại học Y khoa Charite Berlin hướng dẫn, là tìm ra người hiến tặng có đột biến gen CCR5 (cứ khoảng 100 người Caucase mới có một người có được), ngăn cản HIV bám vào tế bào.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận