Gạo A An là thương hiệu gạo Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong các cửa hàng trên đất Nhật
Hành trình xuất khẩu thương hiệu gạo Việt
Cuối tháng 6-2022, Tập đoàn Tân Long thông báo về sự kiện gạo ST25 mang thương hiệu A An ra mắt và chính thức được phân phối trong hệ thống các siêu thị Nhật Bản; dưới sự chứng kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, ngân hàng Kiraboshi Nhật Bản (đơn vị kết nối doanh nghiệp), đơn vị nhập khẩu Sun-Tommy và đơn vị phân phối Spice House.
Đặc biệt hơn khi đây cũng là thương hiệu gạo Việt đầu tiên được nhập khẩu vào Nhật Bản để phân phối đến người tiêu dùng.
Nói việc xuất khẩu thành công một thương hiệu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là "một hành trình" vì quả thật đây là chặng đường không ít khó khăn. Các chính sách xuất khẩu, vấn đề kiểm định chất lượng và chi phí lớn là những trở ngại để các thương hiệu gạo Việt có thể tự tin xuất hiện tại thị trường cực kỳ khó tính như Nhật Bản.
Bên cạnh đó, gạo Việt lại từng bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Vì thế, gạo từ Việt Nam vào thị trường này sản lượng rất hạn chế và chủ yếu chỉ được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến bánh hoặc tương miso.
Theo chia sẻ từ lãnh đạo công ty, Gạo A An phải trải qua hơn một năm lựa chọn sản phẩm đạt yêu cầu về kỹ thuật và vượt qua đánh giá, phân tích kiểm định trên 450 tiêu chí dưới sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản để có thể chính thức xuất khẩu thành công vào thị trường này. Đây cũng là sản phẩm đã phục vụ người tiêu dùng Việt Nam từ năm 2021.
Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 2 tại Nhật Bản với khoảng hơn 430.000 người, cùng với khoảng hơn 700.000 người gốc Hoa và hơn 200.000 người Philipines. Đây là những quốc gia ưa thích dòng gạo thơm, hạt dài như ST21, ST24 hay ST25. Vì thế, gạo A An nói riêng và gạo Việt Nam chất lượng cao nói chung vẫn còn nhiều cơ hội tại thị trường khó tính nhưng cũng vẫn còn dư địa phát triển như Nhật Bản.
Nối tiếp triển vọng đến với quốc tế của gạo Việt chất lượng cao
Một tin vui khác là gạo A An ST25 cũng đã xuất hiện trong bữa ăn của Văn phòng Nội các Nhật Bản. Đây không chỉ là thành quả của riêng A An mà còn là thành công trong nỗ lực của các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản; doanh nghiệp chuyên cung cấp suất ăn tại các trường học, cơ quan công sở Nikokutrust và mối quan hệ tốt đẹp giữa A An với các đối tác Nhật Bản thông qua sự xúc tiến của Ngân hàng Kiraboshi.
Từ 100 tấn gạo đầu tiên, Tập đoàn Tân Long chia sẻ đang chuẩn bị kế hoạch tiếp tục xuất khẩu những lô hàng gạo ST25 mang thương hiệu A An tiếp theo vào Nhật Bản trong năm 2023 với mức giá cao hơn gạo Thái Lan, thuộc phân khúc cao cấp nhất và sản lượng từ 100 - 200 tấn/chuyến và đều đặn trong năm.
"Thay vì đặt kỳ vọng quá lớn vào số lượng, chúng tôi muốn duy trì thị trường thật tốt vì chất lượng là quan trọng nhất. Về phía đối tác tại Nhật Bản, gạo khi đã đưa vào thị trường phải được lưu trữ trong kho mát để bảo quản chất lượng. Về phía công ty, sản lượng xuất khẩu càng lớn đồng nghĩa với việc chuẩn bị và kiểm định chất lượng cho từng khâu trong toàn chuỗi từ nguồn đầu vào lúa gạo, sản xuất chế biến càng phải được đảm bảo trong quy mô lớn", đại diện Tập đoàn Tân Long chia sẻ thêm.
Được biết sau sự kiện xuất khẩu thành công gạo A An vào Nhật, Tập đoàn Tân Long cũng vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Kiraboshi vào tháng 11-2022, phát triển mối quan hệ sâu sắc với đối tác quốc tế để mở rộng mối liên kết với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, phân phối khác tại Nhật Bản; mở ra triển vọng đưa thêm nhiều sản phẩm thương hiệu Việt Nam do Tập đoàn phát triển vào thị trường này.
Các sản phẩm gạo A An
Để đảm bảo chất lượng gạo đáp ứng được các thị trường xuất khẩu khó tính, Tập đoàn Tân Long cho biết sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao hạ tầng hiện đại và xây dựng các điểm bán trên toàn quốc. Việc phát triển vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo nguồn cung lúa gạo đạt chất lượng và sản lượng ổn định, liên kết với nông dân và các hợp tác xã thực hiện tốt công tác truy suất nguồn gốc. Chủ động trong các vấn đề xử lý để hạn chế thất thoát sau thu hoạch, giữ chất lượng lúa tốt nhất thông qua việc đầu tư vào các lò sấy, các nhà máy chế biến gạo hiện đại. Hiện nay, Tập đoàn Tân Long đang trong giai đoạn hoàn thiện nhà máy gạo Hạnh Phúc (Tri Tôn - An Giang). Đây được xem là nhà máy có quy mô lớn nhất và hiện đại nhất châu Á.
Bên cạnh Nhật Bản, Đức, Czech là những thị trường quốc tế đã chinh phục thành công, gạo A An cũng đã xuất khẩu thành công lô hàng tiếp theo vào Thụy Điển và tích cực tham gia vào Hội chợ triển lãm nông sản tại các quốc gia EU. Đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị phân phối bán lẻ để có những chương trình xúc tiến, tạo tiền đề để sản phẩm gạo chất lượng cao tiến sâu hơn vào các thị trường cao cấp quốc tế bằng chính thương hiệu Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận