Bác sĩ Phạm Ngọc Hàm, trưởng khoa y học nhiệt đới Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết ở giai đoạn khởi bệnh, bệnh thường bị nhầm với các bệnh liên quan đến sốt, đau đầu, nôn mửa. Chính điều này khiến người bệnh chủ quan và đến bệnh viện trễ, dễ dẫn đến tiến triển nặng. Do đó, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, khuyến cáo người dân không ăn tiết canh heo, nội tạng heo chưa nấu kỹ; không ăn các loại thịt heo tái, sống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ai thường xuyên tiếp xúc với heo bệnh, chết phải có găng tay, ủng, kính bảo vệ, rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến. Người có vết thương hở không nên tiếp xúc với thịt sống.
Bác sĩ Hàm cho biết thêm diễn tiến bệnh thường sau 5-7 ngày thì sốt, đau đầu, nếu nặng bị hoại tử dạng như bản đồ trên người. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 10 ngày tiếp theo. Do đó, nếu có dấu hiệu đau sốt sau khi ăn tiết canh, tiếp xúc với thịt heo sống phải đến bệnh viện để khám. Không tự tiện uống thuốc vì có thể các loại thuốc kháng sinh sẽ che lấp triệu chứng của bệnh liên cầu lợn, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận