Học sử qua tham quan, khảo sát di tích lịch sử là cách học mang lại hiệu quả cao - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ |
Ví dụ: Sử Việt Nam 12 chia làm 5 giai đoạn với nội dung chính như sau:
STT |
GIAI ĐOẠN |
TRỌNG TÂM |
1 |
1919-1930 |
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2. - Phân hóa giai cấp, xã hội… - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. - Bác Hồ đọc Luận cương của Lênin về…. - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Các tổ chức cách mạng, các tổ chức cộng sản.. - Đảng Cộng sản thành lập… |
2 |
1930-1945 |
-Hai giai đoạn tập dượt (1930-1931), (1936-1939) -Bác Hồ về nước và chủ trì Hội nghị TW lần VIII và thành lập Mặt trận Việt Minh. - Chuẩn bị của Mặt trận Việt Minh. -Cách Mạng tháng Tám 1945… |
3 |
1945-1954 |
- Khó khăn và cách giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Toàn quốc kháng chiến. - Các chiến dịch: Việt Bắc, Biên giới, Đông Xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ 1954… |
4 |
1954-1975 |
- Hiệp định Genève. - Phong trào Đồng Khởi. - Các loại hình chiến tranh chống Mỹ: đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hóa - Đông Dương hóa chiến tranh. - Giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng 3 chiến dịch lớn: Tây Nguyên - Huế - Đà Nẵng - Hồ Chí Minh …. - Hiệp định Paris… |
5 |
1975-2000 |
- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước. - Đổi mới mở của đất nước 1986….. |
Để học và nhớ lâu môn sử, hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu với tài liệu tham khảo trước đó, đặc biệt phải hệ thống và liên hệ các kiến thức với nhau (với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ một sự kiện chính, ta sẽ nhớ sự kiện kia).
Ví dụ: Những sự kiện quan trọng gắn với sử Việt Nam năm 1945, từ đó sẽ nhớ và liên kết sự kiện thế giới.
1945 |
Việt Nam |
Thế giới |
Sự Kiện |
- Cách mạng tháng Tám 1945. - Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 2-9-1945. - Giải quyết các vấn nạn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm… - Nam bộ kháng chiến 23-9-1945… |
- Chiến tranh TG lần II. - Thành lập Liên Hiệp Quốc - Hội nghị Ianta - Các nước Á - Phi - Mỹ Latin tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân… |
=> Với cách này, các bạn chỉ cần tìm từng sự kiện rồi xâu chuỗi lại thành chuỗi sự kiện dễ nhớ nhất…
"Lịch sử là môn khoa học cần thiết cho cuộc sống, cho nghề nghiệp, cho công việc cũng như trong giao tiếp sau này (bởi trong ngôn ngữ giao tiếp thường nhật, phần lớn là kiến thức chính trị, xã hội, địa lý và lịch sử)". Phan Đông Xuân, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Giồng Ông Tố, TP.HCM |
- Học nhóm, thảo luận nhóm và dò bài theo nhóm cũng là cách học hiệu quả bởi thông qua nhóm, các em sẽ tranh luận, đặt và giải quyết vấn đề, giúp các bạn nhớ lâu hơn.
- Vẽ sơ đồ thời gian, sơ đồ tư duy là cách học đơn giản -gọn nhất…, qua đó học sinh sẽ nhớ chi tiết bao quát các sự kiện.
- Tìm hiểu thực tế, tham quan thực tế, khảo sát thực tế các chứng nhân, các địa danh, di tích lịch sử… vì đó là nguồn minh chứng sống động nhất.
- Tham khảo có chọn lọc tài liệu từ mạng, báo, đài… Đặc biệt là xem các thước phim tư liệu để khắc sâu hơn hình ảnh, nhân vật, sự kiện lịch sử.
Lời khuyên dành cho HS khi học sử: - Không học vẹt vì “học vẹt” không mang lại hiệu quả trong môn lịch sử. - Rèn chữ viết, rèn cách ghi bài khoa học : + Chữ viết: dễ đọc, dễ coi… + Đọc kỹ câu hỏi: nhận định, đánh giá, phân tích, giải thích câu hỏi, vạch ra ý chính trước khi trình bày bài viết. + Kết cấu bài viết phải rành mạch, rõ ràng, phân biệt đâu là ý chính, ý phụ, ý mở và ý quan trọng…. - Học vào những lúc tâm trạng thoải mái nhất. - Nên xem lại bài cũ trước khi học bài mới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận