Phóng to |
PGS.TS Hà Minh Hồng, trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tại buổi giao lưu trực tuyến chiều 3-6 ngay sau lễ khai mạc hội thi - Ảnh: THANH ĐẠM |
Số lượng bài thi gửi về tăng dần qua từng phút, số lượng thành viên đăng ký mới cũng không ngừng tăng.
Tấm lòng của người trẻ với Bác
“Con đường của Người đến với hoài bão của dân tộc, sự hiến dâng, ước mơ và khát khao thực hiện ước mơ... tất cả đều là những bài học quý giá cho chính mình và cho cả những bạn trẻ” - Phạm Duy Sang (ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM), giải nhất cá nhân bảng A hội thi Tầm nhìn xuyên thế kỷ năm 2011, chia sẻ. Cùng suy nghĩ như Sang, bạn Lưu Thị Trang (quận 3, TP.HCM) đồng tình: “Những bài học của Người rất quý giá với thanh niên, mình và các bạn trẻ đều có thể học từ những bài học nhỏ nhất”.
Hội thi “Hành trình theo chân Bác” được chia làm hai đợt bắt đầu từ 14g30 ngày 3-6 và kết thúc lúc 17g ngày 5-6. Trong suốt thời gian này, bạn đọc đều có thể đăng ký mới để tham gia bất kỳ lúc nào. |
Những trăn trở đầy nhiệt huyết
“Tiếp cận tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bằng sách vở, bằng việc tham gia các hội thi tìm hiểu về cuộc đời của Bác, mà còn là những hành động cụ thể. Nhiều thanh niên ngày nay tích cực tham gia các hoạt động có ý nghĩa như: nghiên cứu khoa học để phục vụ đất nước, các phong trào tình nguyện vì cộng đồng... Qua các phong trào tình nguyện trên, các bạn trẻ đã được giáo dục tình cảm yêu nước, lối sống vì mọi người mà Bác Hồ đã dạy” - TS Nguyễn Thị Thanh Kiều, phó Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, nhấn mạnh.
Về ý thức tiếp thu, sống và học tập của người trẻ theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, TS Thanh Kiều thẳng thắn: “Ngày nay lớp trẻ sẽ nhìn vào người lớn bằng những tấm gương. Lớp trẻ sẽ không chấp nhận những người mà lời nói không đi đôi với việc làm, có lối sống ích kỷ, không quan tâm đến người xung quanh. Lớp trẻ sẽ kính trọng những người tâm huyết, khiêm tốn học hỏi, đóng góp cho xã hội bằng tấm lòng chân thực của mình. Thế nên tôi tin rằng người lớn chúng ta hoàn toàn có thể ý thức được điều gì nên tránh và điều gì nên làm để có thể tác động tốt đến lớp trẻ hiện nay”.
Một bạn công nhân ở Long An cũng dè dặt bày tỏ khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu, chọn điều gì trong di sản đồ sộ mà Bác Hồ đã để lại và áp dụng như thế nào vào cuộc sống cho phù hợp với bạn.
“Hành trình và sự nghiệp của Bác bắt đầu từ người lao động, bắt đầu từ những việc làm bình thường của người bình thường như mỗi chúng ta vậy” - PGS.TS Hà Minh Hồng, trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ. “Chúng ta áp dụng vào cuộc sống không phải là những triết lý cao siêu, những khẩu hiệu mỹ miều, mà là những điều thiết thực với cuộc sống, vận dụng sáng tạo vào cuộc sống. Đó chính là sự bắt đầu học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ”, TS Hồng cho biết thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận