TTCT - Các nhà làm game đang chú trọng đến phần âm nhạc hơn bao giờ hết, và điều này đã tạo ra một lớp khán giả mới cho dòng nhạc vẫn bị cho là kén người nghe. Gần 6.000 khán giả đủ mọi lứa tuổi đến xem buổi hòa nhạc "Final Fantasy VII Remake" tại Royal Albert Hall (London) tháng 9-2021. Ảnh: Nik MortimerTrò chơi điện tử (video game) và nhạc cổ điển tưởng không liên quan gì nhau, nhưng lại gặp nhau ở những buổi hòa nhạc của những dàn giao hưởng danh tiếng, mà khán giả đến để nghe giai điệu mình yêu thích ở một không gian rộng lớn và sang trọng hơn.Các nhà làm game đang chú trọng đến phần âm nhạc hơn bao giờ hết, và điều này đã tạo ra một lớp khán giả mới cho dòng nhạc vẫn bị cho là kén người nghe.Khi Final Fantasy đứng cùng DebussyArcade, một chương trình âm nhạc 24/24 trên Internet, vừa được Đài phát thanh Classical California ra mắt hồi tháng rồi, với danh sách phát gồm cả tác phẩm kinh điển của Claude Debussy lẫn nhạc game Final Fantasy. Người có ý tưởng táo bạo, kết hợp nhạc hàn lâm và trò chơi điện tử này là Jennifer Miller Hammel - ca sĩ opera kiêm nghệ sĩ piano và host của Classical California.Theo The New York Times, Hammel vừa là dương cầm thủ vừa là game thủ; ở lĩnh vực nào cũng đầy đam mê. Cô vừa hoàn thành siêu phẩm Starfield của Microsoft sau 150 giờ chơi. Từng phát vài bài nhạc từ các game như Fallout 3 và Skyrim trên Classical California, nhưng khi chính thức đề xuất ý tưởng làm riêng một chương trình chỉ có nhạc game, Hammel bị từ chối vì thể loại này gây tranh cãi.Sang năm nay, lãnh đạo đài nói sẽ đồng ý để Hammel ra mắt chương trình cô ấp ủ, nếu cô tìm đủ nhạc game để lên danh sách. Đây là chuyện nhỏ với Hammel - chỉ mất 1 giờ tìm kiếm trên Spotify, cô đã gom đủ nhạc để phát suốt 12 tiếng. Lúc này, một nhà sản xuất gợi ý hay là xen thêm vài bài nhạc cổ điển.Hammel lại tìm, chủ động chọn các tác phẩm giao hưởng thực thụ, được dùng trong trò chơi điện tử. Việc này cũng không khó. Cô tìm được Ride of the Valkyries của Wagner (dùng trong game Return Fire), Dies Irae của Mozart (game Call of Duty: Black Ops III), Clair de Lune của Debussy (game Cyberpunk 2077). Tác phẩm Ode to Joy trong Giao hưởng số 9 của Beethoven xuất hiện trong hai trò - Saints Row IV và Forza Horizon 3.Game và nhạc cổ điển thật ra đã xuất hiện cùng nhau qua nhiều hình thức, gồm cả các buổi diễn của dàn nhạc giao hưởng danh tiếng với hàng trăm nhạc công. Những sự kiện này đã thu hút nhiều khán giả trẻ đến với nhạc cổ điển, dù mục đích ban đầu của họ chỉ là để trải nghiệm trực tiếp những giai điệu yêu thích.Hòa nhạc Final Fantasy ở Stockholm. Ảnh: AWR MusicTừ máy game lên dàn nhạcCuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm nay, dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Đan Mạch tổ chức concert Fantasymphony II, với gần 15 bản hùng ca trong phim và trò chơi điện tử với chủ đề huyền ảo, thần thoại. Ngoài chơi các bản nhạc phim Lord of the Rings hay The Hobbits, các nghệ sĩ của dàn nhạc đã gần 100 tuổi (thành lập năm 1925) còn chiêu đãi khán giả các giai điệu hùng tráng trong game League of Legends, Skyrim và Elden Ring. Gần 2.000 thính giả tại Nhà hát Koncerthuset (Copenhagen) đã hưởng ứng nhiệt liệt, khiến dàn nhạc quyết định chơi lại một lần nữa trong phần encore khép lại buổi diễn.Dàn Giao hưởng London - một trong những dàn nhạc giao hưởng lâu đời nhất nước Anh do Sir Antonio Pappano làm nhạc trưởng - cũng thường tổ chức biểu diễn những buổi hòa nhạc lấy chủ đề các tựa game như Starfield hay Skyrim. Tháng 11-2021, dàn nhạc này đã tổ chức concert kỷ niệm 10 năm ra mắt game Skyrim. Video trọn chương trình đăng trên YouTube đã có trên 2,7 triệu lượt xem. Dưới phần bình luận, nhiều khán giả chia sẻ rằng việc gắn bó với tựa game qua hàng trăm giờ chơi khiến họ rơi lệ khi những bản nhạc như Dragonborn hay Far Horizons được cất lên.Nhiều người nói đã cho con xem để chia sẻ đam mê cả hai thứ - game và nhạc - với lũ trẻ. Đáng chú ý, có thính giả nhạc cổ điển còn chưa từng chơi qua một trò chơi điện tử nào trong đời, họ chỉ dự như từng dự bao buổi diễn khác. Nhưng dù có gắn bó với các trò chơi điện tử hay không, thính giả vẫn sẽ thấy được cái hồn mà nhạc giao hưởng muốn truyền tải, bởi âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại.Hòa nhạc SkyrimPhá định kiến về nhạc giao hưởngTrước khi công nghệ thu âm ra đời, cách duy nhất để nghe nhạc giao hưởng là trực tiếp tại những nhà hát khổng lồ cùng dàn hợp xướng. Đi kèm với nó là những "luật bất thành văn" như cách ăn mặc, khi nào phải vỗ tay và thậm chí là phong thái thưởng thức sao cho đúng. Tất nhiên, cái giá phải trả cho trải nghiệm hòa nhạc chưa bao giờ là rẻ, biến nhạc giao hưởng trở thành sân chơi độc quyền cho giới thượng lưu.Định kiến về văn hóa thưởng thức nghệ thuật này đã "ăn sâu bám rễ" đến tận thế kỷ 21. Dù chỉ cần lên mạng là có thể dễ dàng tiếp cận những tuyệt tác của Debussy, Mozart, hay Beethoven, nhiều người trẻ vẫn cho rằng những đêm hòa nhạc truyền thống là cái gì đó rất khó tiếp cận với giá vé đắt, khán phòng ngột ngạt và thời lượng dài miên man.Mọi thứ dần thay đổi khi yếu tố âm nhạc nói chung và nhạc giao hưởng trong game nói riêng ngày càng được các nhà phát triển game để ý tới. Theo hãng nghiên cứu Finances Online, số game thủ trên toàn thế giới là 2,69 tỉ người vào năm 2020, và dự kiến tăng lên 3,07 tỉ người trong năm nay. Doanh thu toàn cầu của trò chơi điện tử năm 2022 là 347 tỉ USD, vì thế các ông lớn trong ngành không ngại móc hầu bao đầu tư các nhà soạn nhạc và dàn giao hưởng nổi tiếng thổi hồn cho tựa game của họ.Hằng năm, Classic FM công bố danh sách Hall of Fame, được cho là "bình chọn toàn diện nhất thế giới" về thị hiếu âm nhạc cổ điển. Trong danh sách này từng có nhiều sáng tác của nhà soạn nhạc Nhật Bản Nobuo Uematsu, người đứng sau nhiều bản nhạc kinh điển của dòng game Final Fantasy. Chính Nhật Bản đã tiên phong trong việc soạn nhạc theo lối cổ điển cho game từ 30 năm trước (ví dụ Uematsu soạn nhạc cho Final Fantasy XVI vào năm 1994).Biểu diễn nhạc Elden RingQuan hệ tương hỗA.Z. Madonna, nhà báo chuyên viết mảng âm nhạc thính phòng của tờ The Boston Globe, chia sẻ trong một bài viết rằng năm 14 tuổi, những bản nhạc của trò chơi Final Fantasy VII đã gieo mầm tình cảm cô dành cho âm nhạc cổ điển. Đây là yếu tố đã gián tiếp khiến cô theo đuổi ngành âm nhạc và chọn giao hưởng làm sự nghiệp cả đời của mình.Meena Shamaly, một nhà soạn nhạc hiện đang dẫn chương trình cho Classic FM, nhận định: "Không khó để tưởng tượng ra rằng nhạc game là cánh cửa để fan "bén duyên" với nhạc thính phòng". Đồng nghiệp của cô, Jessica Curry, góp thêm một ý: ở chiều ngược lại, nhạc game cũng thu hút một lượng khán giả không phải là game thủ. "Họ rất ấn tượng và ngạc nhiên trước chất lượng cũng như sự đa dạng của thể loại này" - cô nói.Từ góc nhìn của những người trong nghề, nhà soạn nhạc Austin Wintory - người từng đoạt giải Grammy cho những sáng tác của tựa game Journey - cho rằng nhiều thính giả lâu năm của nhạc giao hưởng đến với nhạc game và cảm thấy như "tìm được kho báu mới lạ".Khó có thể nói được chính xác mức độ hai khía cạnh game - nhạc cổ điển ảnh hưởng lên nhau. Có thể nhìn qua một vài con số. Một khảo sát năm 2020 của dàn giao hưởng hoàng gia Anh cho thấy 34% lượt nghe nhạc cổ điển trên các nền tảng phát nhạc trực tuyến đến từ thính giả trong độ tuổi từ 18-25, tăng rất nhiều so với thập niên trước. Nhạc trong game cũng từng thắng giải ở các đấu trường lớn. Tại Grammy 2010, bài hát chủ đề Baba Yetu của trò Civilization IV do nhạc sĩ Christopher Tin sáng tác được trao giải hòa âm xuất sắc nhất. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhạc game được đề cử và cuối cùng thắng giải Grammy. Từ Grammy lần 65 (tháng 2-2023), giải thưởng có thêm hạng mục Nhạc nền hay nhất cho trò chơi điện tử và phương tiện tương tác khác (Best Score Soundtrack for Video Games and Other Interactive Media). Người đầu tiên thắng giải này là nhà soạn nhạc nữ Stephanie Economou, với các tác phẩm viết riêng cho game Assassin's Creed Valhalla: Dawn of Ragnarok. Cuối tháng 10 vừa rồi, IPO (Imagine Philharmonic Orchestra) - một dàn nhạc trẻ tại TP.HCM - tổ chức buổi hòa nhạc To Zanarkand, với chủ đề là các bản hòa tấu trong game Final Fantasy, mang nhạc game ra đời thật. Ấn tượng nhất trong buổi diễn là khoảnh khắc cả thính phòng cùng hò vang giai điệu của bản nhạc One-winged Angel theo chỉ đạo của nhạc trưởng Tiêu Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1997), ranh giới giữa nhạc công và khán giả như hoàn toàn biến mất. Người tham dự To Zanarkand chủ yếu là những bạn trẻ yêu thích dòng game Final Fantasy hay đơn giản chỉ là một người yêu nhạc giao hưởng mong muốn một trải nghiệm âm nhạc độc đáo. "Mình tham gia vì mê những buổi giao hưởng Ghibli, Harry Porter trước đây của dàn nhạc chứ bản thân chưa từng chơi Final Fantasy, có lẽ sau hôm nay mình sẽ thử vì đồ họa và âm nhạc của game rất nổi bật" - khán giả Nguyễn Hoàng Quỳnh Chi (23 tuổi), chia sẻ. Tags: Trò chơi điện tửNhạc cổ điểnDàn giao hưởngChương trình âm nhạcGame thủ
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm quốc phòng là sự kiện đối ngoại lớn và quan trọng NAM TRẦN 22/12/2024 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhận định qua triển lãm quốc phòng quốc tế đã thấy công tác chuẩn bị rất toàn diện, triển khai thực hiện rất bài bản, chuyên nghiệp.
Chi tiết toàn bộ bảng lương công chức áp dụng năm 2025 THÀNH CHUNG 22/12/2024 Dưới đây là chi tiết toàn bộ bảng lương công chức được áp dụng từ năm 2025. Bảng lương được tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Singapore bán sạch vé trận bán kết ASEAN Cup 2024 với tuyển Việt Nam chỉ sau 6 tiếng THANH ĐỊNH 22/12/2024 Chỉ sau 6 tiếng mở bán, Singapore đã bán hết sạch vé trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 với tuyển Việt Nam.