Ảnh minh họa. Nguồn: myptcorner.com
Gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị gai gót chân nhiều hay ít tùy theo tuổi, giới, chẳng hạn phụ nữ dễ bị hơn nam giới, người béo dễ bị hơn người gầy và tuổi tác cũng khiến con người dễ bị tổn thương hơn, do phần mỡ đệm mất dần đi khả năng đàn hồi.
Nếu đã được khám và chẩn đoán xác định là gai gót chân lại đang bị đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm thì trong thời điểm này bệnh nhân không nên đi bộ nhiều vì khi bước đi, gót chân sẽ tạm thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Lúc chuyển động, khối lượng mà gót chân gánh có thể gấp nhiều lần trọng lượng của cơ thể. Trọng tải này được mềm lại bởi lớp đệm mỡ phía dưới gót chân và phần gân lớn nằm ở lòng bàn chân.
Nếu vận động nhiều vận động không đúng cách hoặc quá sức bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ quá tải cơ bắp chân hoặc gân gót, gây áp lực thêm cho phần gân hoặc cơ bàn chân khi áp lực cơ thể đè nặng lên nó, càng tạo ra cơn đau dai dẳng hơn cho chân làm mức độ bệnh trầm trọng thêm.
Cần nghỉ ngơi thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi. Nếu muốn vận động hãy vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Khi đi lại hãy mang giầy có đế mềm có miếng lót mềm, êm dưới bàn chân.
- Tập vật lý trị liệu bàn chân theo hướng dẫn chuyên môn.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid tại chỗ, việc dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện nhiều vẫn có những cơn đau dai dẳng, có thể khi đó phải nghĩ tới phương pháp điều trị bằng phẫu thuật cắt gai xương.
Để được tư vấn cụ thể hơn bệnh nhân hãy đến những cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp của bệnh viện để được khám và điều trị cụ thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận