Toàn cảnh ga Sài G òn, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Như vậy, ga Sài Gòn (Q.3) vừa là nhà ga của tuyến đường sắt quốc gia vừa kết nối với tuyến đường sắt đô thị TP.HCM.
Hiện nay, toàn bộ khu vực nhà ga Sài Gòn và depot Chí Hòa (trạm sửa chữa đầu máy toa xe) có diện tích hàng chục hecta.
Với diện tích lớn như vậy nên cần được nghiên cứu quy hoạch theo cách sử dụng một phần diện tích đất xây thành khu thương mại dịch vụ, tạo ra nguồn vốn đầu tư lại cho hạ tầng giao thông và chỉnh trang đô thị.
Theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, ga Sài Gòn có chức năng là ga phục vụ hành khách đi tàu đường ngắn, tàu nội - ngoại ô TP.HCM đi phía Bắc, phía Đông và Tây Nam Bộ.
Ga Sài Gòn cũng là đầu mối trung chuyển hành khách từ đường sắt sang các phương tiện giao thông đô thị đặt tại quảng trường ga Sài Gòn như metro, xe buýt, taxi...
Bộ Giao thông vận tải đã quy hoạch việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ ga Bình Triệu về ga Sài Gòn.
Theo đó xây dựng tuyến đường sắt đôi đi trên cao (cầu cạn) từ ga Bình Triệu vượt qua quốc lộ 13 đến cầu Bình Lợi mới (vừa hoàn thành xây dựng) vượt sông Sài Gòn về đến ga Sài Gòn.
Cùng với việc xây dựng cầu cạn, xây dựng đường bộ chạy song song bên dưới tạo thuận lợi cho xe lưu thông tốt hơn.
Ông Trần Doãn Phi Anh - nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam - cho rằng vấn đề chính là TP cần có thêm nhiều hình thức vận tải cho người dân đi lại như đường sắt quốc gia, metro cần sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
Khi đã có nhiều hình thức vận tải hành khách có sức chở lớn đi vào hoạt động, giảm mức độ kẹt xe trầm trọng trước mắt thì mới nên tính đến việc di dời ga.
"Do đó, cần xem xét đánh giá nghiêm túc việc di dời ga nhằm mục đích phục vụ giao thông hay vì lợi nhuận cho những người kinh doanh bất động sản" - ông Trần Doãn Phi Anh nêu ý kiến.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận