TTCT - Khối quy tụ các nền kinh tế phát triển đã chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt toàn cầu - điều đang ngày càng bị thách thức bởi các thế lực lớn nổi lên ở nam bán cầu. G7 cũng đang tìm thêm đối tác và đồng minh mới. Kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, tình hình ngày càng rõ là thế giới lại đang chia rẽ thành những phân khu quyền lực và ảnh hưởng mới. Những câu hỏi về phe phái, bạn bè, địch thủ lại được đặt ra với gần như mọi quốc gia trên toàn cầu. Các nhà lãnh đạo G7. Ảnh: APNăm nay, khách mời của G7 còn có nguyên thủ các nước Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Senegal và Nam Phi, những quốc gia mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi là “những nền dân chủ của tương lai”. (Tuy nhiên, điều trớ trêu là Nam Phi còn góp mặt trong Thượng đỉnh BRICS của các nền kinh tế lớn mới nổi diễn ra gần như đồng thời với G7, theo hình thức trực tuyến - xin xem bài sau, và Argentina đã đệ đơn gia nhập nhóm này).Ngoài Nga, Trung Quốc cũng là một đối trọng lớn với phương Tây. Bắc Kinh đang đẩy mạnh sáng kiến Vành đai - con đường và sau một thời gian dài khoanh tay đứng nhìn, Thượng đỉnh G7 nay vừa công bố dự án đối trọng “Đối tác hạ tầng và đầu tư toàn cầu”. Ý tưởng là các nước trong khối sẽ bỏ ra 600 tỉ đôla cho các dự án hạ tầng, chống biến đổi khí hậu, và y tế ở các nước đang phát triển và mới nổi, tập trung vào châu Phi, kéo dài tới năm 2027.Tuy nhiên, Đài Đức DW đặt câu hỏi: “Phải chăng phương Tây đã quá chậm chân?” Indonesia và Ấn Độ là những nước chủ tịch đương nhiệm và sắp tới của Thượng đỉnh G20, một hội nghị có lẽ có tầm ảnh hưởng và hướng tới tương lai hơn so với G7. Senegal là chủ tịch Liên minh châu Phi và Argentina là chủ tịch Khối Thịnh vượng chung Mỹ Latin và Caribe. Các nước này đều có quan điểm ngoại giao đa phương và cân bằng. Khi Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu lên án Nga trong cuộc chiến Ukraine hồi tháng 3, Ấn Độ, Senegal và Nam Phi đều đã bỏ phiếu trắng. Argentina và Indonesia cũng không hề tuân theo các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Ấn Độ thậm chí nhập dầu từ Nga nhiều hơn so với trước khi cuộc chiến Ukraine nổ ra.Các nước G7 giàu có, dân chủ, và đã nắm quyền kiểm soát thế giới khá lâu giờ nhận ra rằng bất chấp sức mạnh kinh tế của họ, họ không thể cô lập Nga (hay Trung Quốc) nếu không có được sự ủng hộ lớn hơn từ những nền kinh tế mới nổi lớn khác ở nam bán cầu, nhưng có vẻ giới lãnh đạo phương Tây đã ngủ quên trên chiến thắng, hành động quá chậm chạp và thiếu dứt khoát.Thượng đỉnh G7 lần này cũng không đi tới một quyết định lớn nào về khí hậu, chỉ là điểm cuối cùng trong chương trình nghị sự. Tình hình càng thêm khó khăn bởi những bất ổn về năng lượng và lương thực hiện giờ đang đe dọa chính châu Âu. Các nước như Đức vẫn chưa tìm được giải pháp hoàn chỉnh để thoát khỏi sự phụ thuộc Nga về mặt năng lượng. Ý tưởng khai thác trữ lượng khí đốt khổng lồ của châu Phi đã được đề xuất, nhưng giới đấu tranh cho môi trường nói việc phương Tây chi tiền để mở những khu vực khai thác khí đốt mới ở nam bán cầu là “vô trách nhiệm về cả phát triển lẫn chính sách khí hậu”, như lời Dagmar Pruin, chủ tịch cơ quan viện trợ Brot für die Welt (Bánh mì cho thế giới).Nhắc tới bánh mì, các nước G7 nói họ sẽ huy động 4,5 tỉ đôla để hỗ trợ 800 triệu người đang có nguy cơ thiếu ăn trầm trọng trên toàn thế giới. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng số tiền đó là quá ít ỏi. Chương trình Lương thực thế giới của LHQ nói hiện họ cần ít ra là 28 tỉ đôla nữa. “Những quyết định ở thượng đỉnh Elmau chỉ là trò che đậy để đánh lạc hướng thất bại lịch sử của G7”, tổ chức thiện nguyện Anh Oxfam nói trong một tuyên bố. “G7 lẽ ra phải đồng ý xóa nợ [cho các nước đang phát triển]. Nhưng điều đó đã không hề xảy ra”. ■ Tags: EUĐứcG7Nhóm g7Nước phát triển
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.