Freddie - Mercury trình diễn tại Live - Aid năm 1985 - Ảnh: Getty Images
Đó dường như chỉ là "mẹo" lấy lòng của Geldof mà thôi vì ngày hôm đó, ông đã sắp xếp để người biểu diễn cuối cùng tại sân vận động Wembley là Paul McCartney, trước khi đến màn hợp ca khép lại chương trình.
Trong một buổi diễn ca nhạc, luật bất thành văn là người xuất hiện cuối luôn được coi là người quan trọng nhất.
Nhưng rồi cả thế giới ngày 13-7-1985 đã thuộc về thật.
Màn trình diễn kéo dài 24 phút của Queen vĩ đại đến mức chỉ cần màn tái hiện những giây phút ấy thôi là đủ để cứu lại cả một tác phẩm điện ảnh kịch bản còn sơ sài và hời hợt, đôi khi như một phiên bản Gương mặt thân quen chiếu rạp của Bohemian Rhapsody (2018).
Trailer phim Bohemian Rhapsody
"Tôi không bao giờ coi mình là thủ lĩnh của Queen. Mọi người gọi tôi là thủ lĩnh của Queen, nhưng tôi chỉ là ca sĩ chính. Tôi không phải một vị chỉ huy hay bất cứ cái gì như vậy. Chúng tôi là bốn mảnh đồng đều" lời của Freddie Mercury trong một cuốn sách ghi lại đời ông bằng chính ngôn ngữ của ông.
Ông gọi người quan trọng nhất là John Deacon - cây bass mà phải khó khăn lắm Queen mới tuyển mộ được, sau ba lần thất bại với những cây bass khác. "Cả nhóm sẽ chẳng làm gì cho đến khi John nói rằng không sao hết, làm thôi".
Queen không phải Freddie Mercury và những người bạn như bộ phim kể lể. Live Aid thực tế cũng không phải sự chuộc tội của Freddie với Queen, mà Queen cũng chưa bao giờ tan rã vì Freddie muốn thế cả, họ tan rã thường xuyên: "Cứ khi nào chuẩn bị ra album mới là chúng tôi lại như sắp sửa tan rã đến nơi".
Thật quá dễ để hiểu lầm Freddie Mercury chỉ bởi những bộ quần áo chẳng giống ai, cách múa cây micro kiêu hãnh và khiêu khích như một diễn viên sân khấu kịch, cách ông vung nắm tay lên trời, cách ông nhào lộn và làm ảo thuật với giới tính của mình.
Người ta chỉ muốn hiểu ông theo cách họ thích hiểu về một người anh hùng cô độc.
Thực tế, nếu đọc cuốn sách tổng hợp lại những điều Freddie Mercury đã nói, người ta thấy ông vẫn sâu sắc như ta vẫn biết nhưng không bốc đồng như ta vẫn biết.
Ông nói mình không phải một kẻ thất bại về học vấn, nếu không đi làm ca sĩ chỉ có nước đi lái xe tải như nhiều người vẫn định kiến về các ngôi sao ca nhạc. Ở Freddie không chỉ có khía cạnh hoang dại mà còn có khía cạnh của một người giàu học thức.
Queen - Bohemian Rhapsody
Nhưng như đã nói, bất chấp những sai lệch về sự thật, khi đến đoạn Freddie Mercury (Rami Malek thủ vai) chạy tới trước biển người tại Wembley, dứ nắm tay vào không gian như một võ sĩ quyền anh, rồi ngồi cạnh cây đàn Steinway dạo những hợp âm Si giáng trưởng huyền thoại, cất tiếng hát: "Mama, I just killed man" - "Mẹ, con đã hạ sát một người" thì với những người yêu Queen, đó cũng đã là một tri ân đủ để chứng minh rằng cuộc đời mà Freddie sống không chỉ là "thêm một nhát cắn vào gió bụi" như lời ca ông từng viết.
Vấn đề của phim Bohemian Rhapsody là vừa quá màu mè so với sự thực, vừa chưa đủ màu mè so với sự thực. Điều thú vị là Freddie Mercury không cần giả vờ để trở thành một kẻ kiêu ngạo và bóng bẩy, những bộ y phục gây choáng mà ông khoác lên không chỉ là lớp vỏ bên ngoài mà chính là lớp da của ông.
Nhưng vì mải mê mô tả lớp da này mà "tâm cảnh" của Freddie lại bị bỏ lơ trong phim.
Ra mắt từ ngày 2-11, dù bị báo chí chê nhưng với sức hút từ chính Queen, phim đạt doanh thu gần 156 triệu USD sau tuần công chiếu đầu tiên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận