"Flex" vốn là một từ lóng tiếng Anh, bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào những năm 1990. Thông thường, "flex" mang nghĩa "giả tạo", "khoe mẽ quá đà".
Gần đây nhất, "flex" được nhắc đến trong ca khúc hiphop No Flex Zone của bộ đôi Rae Sremmurd vào năm 2014.
Ở ca khúc này, cụm từ "no flex zone" được hiểu như không gian được sống thật với chính mình của một người, nơi đó họ không cần phải khoe khoang bất kỳ điều gì về bản thân.
Gen Z thích dùng từ "flex" khi nói về mấy người hay "ố dề"
Chính vì sở hữu ý nghĩa "rất hợp" với Gen Z, nhiều bạn trẻ đã dùng từ này để biểu đạt cảm xúc của chính mình.
Thông qua góc nhìn hài hước, việc khoe mẽ một cách "ố dề", bất chấp hoàn cảnh được ví von bằng từ "flex", vô cùng ngắn gọn, đơn giản.
Chỉ trong thời gian ngắn, "flex" đã tung hoành ngang dọc mạng xã hội lẫn thực tế.
Một số dịch vụ cung cấp quần áo, địa điểm... cho những ai thích cuộc sống giàu sang giả tạo hay "sống ảo" trong hình ảnh nhung lụa dần được gán vào từ "flex". Thậm chí, việc khoe người yêu quá đà trên mạng cũng dễ bị mặc định là "flex".
Ngoài ra, netizen nước ta cũng tìm ra một ví dụ đầy thiết thực sánh bằng với "flex", thậm chí còn được gọi là "cụ tổ". Đó chính là câu chuyện "Lợn cưới, áo mới" trong Truyện cười dân gian Việt Nam, kể về hai anh chàng khoe của vô tình gặp nhau trong một ngày không hẹn.
Chung quy lại, những ai thuộc hội tối cổ chỉ cần hiểu "flex" đơn giản là "khoe mẽ quá đà", khiến bản thân bị "bực mình đó"! Tuy nhiên, để "áp dụng" đúng và phù hợp từ này vào cuộc sống thường ngày, thành viên của hội này có thể tham khảo các ví dụ qua ảnh dưới đây:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận