“Có một số lượng đáng kể bất động sản thương mại thế chấp trong các ngân hàng, đa số đang thuộc các ngân hàng nhỏ. Và chúng cho thấy những ngân hàng nắm càng nhiều bất động sản càng có khả năng lỗ nhiều hơn”, ông Powell nhận định.
Tập đoàn đầu tư Goldman Sachs đã thống kê những ngân hàng có tài sản dưới 250 tỉ USD đang nắm khoảng 80% các khoản cho vay bất động sản thương mại.
Theo ông Powell, Fed nhận thức được tình hình cũng như đang theo dõi chặt chẽ và có thể đưa ra các điều kiện siết chặt lãi suất cho vay trong tương lai.
Bất động sản thương mại là lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng từ lạm phát cao và lãi suất cao của nền kinh tế. Đặc biệt, đây là lĩnh vực các nhà đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nợ vay của ngân hàng.
Vì vậy khi các khoản vay đáo hạn, việc ngân hàng cho vay hoặc tái cấp vốn sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn cho cả người vay lẫn ngân hàng.
Theo Fortune, môi trường hiện tại với lãi suất cao hơn cùng với các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn (sau sự sụp đổ của một số ngân hàng) có thể dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ quá hạn và vỡ nợ.
Đối với bất động sản thương mại, trong khi các khu công nghiệp và nhà chung cư khá ổn định thì không gian văn phòng lại chịu rủi ro cao nhất, do xu hướng chuyển sang làm việc tại nhà sau đại dịch COVID-19.
Cũng theo Fortune, một giám đốc điều hành bất động sản thương mại gọi những gì đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản văn phòng là “ngày tận thế” và tuyên bố nó đã sụp đổ.
Cũng đồng quan điểm trên, các nhà phân tích của Tập đoàn đầu tư Morgan Stanley cho rằng “dự báo giá bất động sản thương mại đã giảm tới 40% so với mức đỉnh, tệ hơn cả trong cuộc đại khủng hoảng tài chính”.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs và Ngân hàng đầu tư UBS cũng nói xu hướng rủi ro phía trước đối với bất động sản thương mại, phần lớn chỉ giới hạn ở lĩnh vực văn phòng vì nó phải đối mặt với tỉ lệ bỏ trống văn phòng cho thuê ngày một tăng và giá trị tài sản giảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận