Phóng to |
Theo đánh giá mới nhất của FAO tại Hội nghị chia sẻ nguồn cá toàn cầu 2006 tại Fremantle (Úc), trong 600 nhóm loài cá đang được đánh bắt quy mô thương mại trên toàn cầu, có 52% đang được đánh bắt ở mức mất cân bằng, trong khi 25% khác bị khai thác cạn kiệt không có khả năng phục hồi, chỉ có 1% có thể phục hồi.
Hiện nay, quyền đánh bắt cá thường được cho rằng đó là những loài mà con người có thể bắt được nhiều nhất, ở bất kỳ địa điểm nào, vào bất kỳ lúc nào và với một số lượng nào. Nhưng FAO cho rằng việc sử dụng rộng rãi quyền đánh bắt cá không chỉ tiếp tay cho việc đánh bắt bừa bãi, quá mức mà còn dẫn đến việc đánh bắt trái luật, không được kiểm soát và không được báo cáo.
FAO khẳng định đã đến lúc cần hạn chế đánh bắt cá trên quy mô toàn cầu đồng thời đề nghị các thành viên LHQ thực hiện rộng rãi chế độ phân chia quyền đánh bắt như là một biện pháp bảo tồn các nguồn lợi hải sản trên biển và các đại dương.
Các cơ chế phân chia quyền đánh bắt này sẽ xác định các đối tượng có quyền đánh bắt và các nhóm loài cá được phép đánh bắt, giải quyết được các vấn đề đánh bắt bất hợp pháp cũng như xung đột về ngư trường đánh bắt cá trong phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế.
Trợ lý giám đốc FAO Fisheries Ichiro Nomura nói: “Những gì chúng ta cần làm là phân chia quyền đánh bắt nhằm xác định rõ những ai có thể đánh bắt cá và những điều mà họ có thể thực hiện để đánh bắt cá”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận