Các công ty như Facebook, Google và Twitter sẽ bị Nghị viện châu Âu phạt nếu không chấp hành yêu cầu tháo gỡ nội dung bạo lực - Ảnh: REUTERS
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 17-4 bỏ phiếu đồng thuận phạt 4% doanh thu, nếu các công ty đứng sau những trang mạng như , và không kịp thời xóa bỏ các nội dung có yếu tố bạo lực theo yêu cầu từ chính quyền.
Trong vòng một giờ kể từ lúc nhận yêu cầu tháo gỡ nội dung vi phạm, ba công ty trên có nhiệm vụ phải thực hiện nếu không muốn bị truy cứu trách nhiệm.
Reuters ngày 18-4 nhận định biện pháp mới phản ánh sự nghiêm khắc của Liên minh châu Âu (EU) đối với đoạn ghi hình thảm sát tại hai giáo đường Hồi giáo ở New Zealand vào tháng 3.
EP đã bỏ phiếu thông qua đề xuất mạnh tay với việc lạm dụng dịch vụ lưu trữ, chia sẻ thông tin internet cho "những mục đích khủng bố". Trong đó kết quả là 308 phiếu thuận, 204 phiếu chống và 70 phiếu trắng.
"Các công ty liên tục thất bại một cách có hệ thống trong việc tuân thủ quy định có thể chịu mức phạt lên đến 4% tổng doanh thu toàn cầu", EP tuyên bố.
Một nghị viện mới được bầu ra (từ khoảng 23-5 đến 26-5) sẽ phối hợp Ủy ban châu Âu (EC) và đại diện các nước thành viên chốt phần văn bản cho quy định trên. Quy trình này có thể mất hàng tháng trời.
Tòa nhà Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp - Ảnh: REUTERS
Ông Daniel Dalton, báo cáo viên của EP, nhận định việc các được lan truyền khắp nơi mà không thông qua kiểm duyệt là một vấn đề nghiêm trọng.
Ông Dalton cho rằng chúng "có thể liên hệ đến các vụ khủng bố thực và chính quyền các nước phải hành động quyết đoán. Bất cứ quy định mới nào cũng phải thực tế và phù hợp nếu chúng ta muốn bảo vệ cả tự do ngôn luận".
Tuy nhiên, báo cáo viên này không quên nhấn mạnh: "Điều đó chắc chắn không thể dẫn đến việc kiểm soát, giám sát toàn bộ nội dung bằng cách sử dụng tính năng, phần mềm "cửa hậu" (back door) cho phép truy cập, trích xuất thông tin từ xa".
Theo Reuters, giới lãnh đạo châu Âu phải triển khai quy định trên vì không tin rằng các công ty sẽ chấp hành theo những biện pháp tự nguyện. Các công ty này thường ra tay chậm trễ, dù một giờ đầu tiên là quãng thời gian quan trọng để các nội dung trực tuyến được lan truyền rộng rãi khắp nơi.
Điển hình, Facebook chỉ hoàn tất việc tháo bỏ 1,5 triệu đoạn phim liên quan tới vụ tấn công tại New Zealand 24 giờ sau vụ xả súng.
Nhiều báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và cơ quan giám sát của EU đã lên tiếng về các quy định phạt mới của EP. Các bên này lo ngại các biện pháp này còn nhiều thiếu sót, cũng như có nguy cơ bị lạm dụng về sau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận