TTCT - Một quan chức Liên đoàn Cờ Việt Nam cho biết nhiều VĐV trẻ môn cờ vua đã hỏi ông như thế, và ông cũng thấy bức xúc thay cho các em. Một quan chức Liên đoàn Cờ Việt Nam cho biết nhiều VĐV trẻ môn cờ vua đã hỏi ông như thế, và ông cũng thấy bức xúc thay cho các em.Câu chuyện này gây xôn xao giới thể thao kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) 2024. Ngược thời gian một chút, trở lại với HKPĐ 2016 ở Nghệ An, điều lệ khi ấy chỉ không cho phép học sinh hệ bổ túc và giáo dục thường xuyên tham gia; ngoài các học sinh đã đoạt huy chương vàng - bạc - đồng tại các giải vô địch quốc gia. Bốn năm sau, điều lệ bắt đầu cấm học sinh của các trường năng khiếu thể dục thể thao, học sinh là vận động viên thuộc các trung tâm đào tạo thể dục thể thao và cả học sinh đã đoạt huy chương các giải trẻ từ U17 trở lên. Tuy nhiên, HKPĐ 2020 không tổ chức do dịch, và bây giờ chuẩn bị cho HKPĐ 2024 tại Hải Phòng, điều lệ siết hơn nữa, khi bao gồm cả học sinh đã đoạt huy chương tại các giải thành tích cao.Chữa bệnh thành tích?Vị quan chức của Liên đoàn Cờ VN phân tích: "Việc cấm học sinh từng đoạt huy chương tại các giải thành tích cao là một cái sai quá rõ của điều lệ". "Thứ nhất, quy định đó không có thời gian và độ tuổi. Trong làng thể thao, có vô vàn trường hợp các em có thành tích U10, U13…, nhưng sau đó không theo thể thao nữa mà tập trung học văn hóa, như vậy mà không được chơi là không đúng". "Thứ hai, theo Luật Thể dục thể thao, giải thể thao thành tích cao bao gồm cả giải vô địch các tỉnh thành trực thuộc trung ương. Mà ở giải này, dữ liệu lưu trữ gần như không có, hoặc chỉ có trong 5 năm gần đây, ban tổ chức phải chạy theo giải quyết khiếu nại là hết thời gian". "Nhưng điều tôi băn khoăn nhất chính là câu hỏi của phụ huynh và các em - tại sao con em tôi là học sinh mà lại không được chơi HKPĐ? Trước đây, chúng ta còn chia ra hai đối tượng: hệ phong trào và đội tuyển để tất cả các học sinh đều được chơi, và tôi nghĩ điều đó hợp lý hơn".Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Chuyện "Ánh Viên dự giải học sinh Đông Nam Á" nhiều năm trước là điển hình cho thói ham mê thành tích của người Việt. Một Ánh Viên đã lẫy lừng tên tuổi đấu trường khu vực, sẵn sàng bước ra tầm châu lục, vẫn được mang đi đấu các giải học sinh. Nhìn xuống, HKPĐ cũng thường mất vui khi các đơn vị, trường học tràn lan những VĐV trẻ đã có thành tích cao. Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quy định cấm VĐV trẻ, cũng không ít phụ huynh ủng hộ.Câu hỏi bây giờ là bệnh thành tích có thực sự được dẹp bỏ? Nhiều năm qua, HKPĐ thường xảy ra tình trạng kiện tụng đến mệt mỏi về tư cách dự giải của học sinh. Nay thì nhiều phụ huynh có con em là VĐV trẻ cũng bức xúc vì con không được tham dự ngày hội của thể thao học đường.Ông H.T., cha một VĐV trẻ từng đoạt huy chương cầu lông toàn quốc, nói: "Con tôi từng có thành tích ở giải trẻ nên không được dự HKPĐ. Có luật rồi thì chúng tôi đành chấp nhận, nhưng nhìn thằng bé muốn dự giải, muốn đại diện cho trường mà không được nên cũng xót". "Cháu phải rất vất vả mới có thể cân bằng giữa việc học và tập luyện, một số VĐV trẻ khác cũng vậy, nhiều phụ huynh muốn con mình vừa học tốt, vào đại học, vừa chơi thể thao. Tôi nghĩ đáng lý các em như vậy càng phải được khuyến khích ở sân chơi thể thao, sao lại cấm đoán. Mấy cuộc thi kiến thức có cấm giáo sư đại học đâu?". Tiếc vì chưa từng được dự Hội khỏe Phù ĐổngNguyễn Văn Khánh Phong (sinh năm 2002) đang là một ngôi sao của tuyển thể dục dụng cụ VN. Năm nay anh đã giành cả huy chương bạc ở Giải vô địch thế giới và Asiad 19. Ngoài ra, Khánh Phong cũng giành hai huy chương vàng SEA Games 32. Cũng như nhiều VĐV thể dục dụng cụ khác, Khánh Phong đi theo con đường chuyên nghiệp từ khá sớm. Mới 6-7 tuổi, anh đã vào "lò" CLB thể dục Trần Hưng Đạo. Cũng chính vì vậy, anh không được tham dự HKPĐ. "Khi còn nhỏ, có nhiều lần tôi đăng ký HKPĐ. Nhưng là đăng ký vậy thôi, chứ chưa lần nào tôi được tham dự. Khi đó tôi còn trẻ, cũng còn rất "máu" những sân chơi như thế, và thật vinh dự khi được khoác áo ngôi trường mà mình đang học", Khánh Phong chia sẻ. Nhìn ra thế giớiỞ các nước khác, liệu VĐV trẻ có bị cấm đoán tham gia ngày hội thể thao học sinh? Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia có giải đấu tương tự HKPĐ của VN nhất - với tên gọi National School Games, và hoàn toàn không có quy định cấm các VĐV trẻ tham dự.Hầu hết các cường quốc thể thao cũng không tồn tại phân biệt rạch ròi giữa "VĐV trẻ" và "học sinh bình thường". Thay vào đó, điều thường thấy trong mô hình thể thao của các quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và nhiều nước châu Âu là các CLB thể thao trong trường học, và một hệ thống giải đấu học sinh - sinh viên tiệm cận đẳng cấp chuyên nghiệp.Thống kê của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy có đến 74% nam sinh trung học ở quốc gia này tham gia các CLB thể thao nhà trường, con số tương ứng của nữ là 49%. Hằng năm, các học sinh này tham gia nhiều giải đấu học sinh cấp trường, liên trường hoặc địa phương. Dễ hiểu khi dạng tranh cãi "có nên cho phép VĐV trẻ tham dự giải đấu học sinh" là không cần thiết ở những môi trường thể thao học đường lý tưởng như vậy.Ở Mỹ, trong quá khứ cũng từng đặt ra giới hạn giữa thể thao học đường và chuyên nghiệp. Đó là quy định không cho phép VĐV nhận học bổng đại học nếu họ nhận tài trợ. Quy định này một thời làm khó nhiều ngôi sao thể thao, không ít người đã chấp nhận hy sinh hàng triệu USD để đổi lấy việc vào đại học.Tiêu biểu nhất là Katie Ledecky - kình ngư từng giành 7 HCV Olympic và 21 HCV thế giới. Theo tính toán của chuyên gia tài chính thể thao Bob Dorfman, Ledecky có thể kiếm đến khoảng 5 triệu USD/năm với con đường VĐV chuyên nghiệp. Nhưng cô vẫn từ chối để nhận học bổng của Đại học Stanford - trị giá khoảng 60.000 USD/năm. Có rất nhiều lý do để giải thích lựa chọn này, trong đó quan trọng nhất là việc hệ thống giải học sinh sinh viên Mỹ NCAA có chất lượng chuyên môn chẳng kém là bao so với các giải chuyên nghiệp. VĐV chọn hy sinh vài triệu USD trong 3-4 năm cho một tương lai lâu dài, có thể cân bằng được mọi thứ.Vì sao NCAA không chấp nhận cho sinh viên nhận tài trợ? Lý do chủ yếu xoay quanh vấn đề hình ảnh và thương mại của các trường đại học. Nhưng đến năm 2021, quy định này chính thức bị bãi bỏ, các VĐV trẻ giờ đây có thể dung hòa việc kiếm tiền như một VĐV chuyên nghiệp với cuộc sống sinh viên.Các sinh viên khác có lo sợ rằng họ bị mất đi sân chơi khi những người như Ledecky xuất hiện? Không hẳn, vì NCAA có tận 3 hạng đấu.Khi môi trường thể thao học đường đủ mạnh, sự góp mặt của các VĐV trẻ là đôi bên cùng có lợi. Còn ngược lại, VĐV có nhất thiết hao phí thời gian trong năm cho những giải đấu kém chất lượng, chỉ có tính phong trào?■ Tags: Liên đoàn cờ Việt NamHội khỏe phù đổngHuy chương vàngGiải vô địch quốc giaTrường năng khiếuThể dục thể thaoThể thao học đườngHọc sinh sinh viên
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tin tức thế giới 23-12: Ông Trump đòi giữ lại TikTok; Nga tiếp tục lấy đất ở Ukraine NGỌC ĐỨC 23/12/2024 Ông Trump đòi "lấy lại" kênh đào Panama vì sợ Trung Quốc tiến chiếm; Thủ tướng Israel cam kết tiếp tục đánh Houthi.
Đạo diễn Việt Tú: Có 3 việc cần làm ngay để vươn đến nền công nghiệp giải trí ĐẬU DUNG 23/12/2024 Chỉ một, hai concert đơn lẻ như Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai thành công thì chưa thể gọi là công nghiệp biểu diễn.
Tin tức sáng 23-12: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ TUỔI TRẺ ONLINE 23/12/2024 Tin tức đáng chú ý: Thưởng Tết ở đâu cao nhất?; Mức sinh ở TP.HCM dự báo tăng nhẹ lên 1,4 con/phụ nữ nhưng vẫn ở mức rất thấp...
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh lên thành bão số 10 CHÍ TUỆ 23/12/2024 Dự báo trong ngày hôm nay (23-12), áp thấp nhiệt đới ở phía nam Biển Đông mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 trong năm 2024.