Sự xuất hiện của bà Kim Yo Jong bị đặt vào thế đối nghịch với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, người chỉ ngồi cách bà vài mét tối 9-2. Có vẻ như điều lo sợ của cánh diều hâu Mỹ, rằng Triều Tiên sẽ "cướp sóng" tại thế vận hội, đã trở thành sự thật.
Hàn Quốc vẫn hay gọi thế vận hội mùa đông lần này là "thế vận hội hòa bình". Khát vọng thống nhất giữa hai miền đã được thể hiện rất rõ khi các vận động viên cùng diễu hành dưới một lá cờ chung trong lễ khai mạc.
Em gái ông Kim Jong Un được Hàn Quốc bảo vệ chặt chẽ ngay từ khi đáp chuyên cơ. Trong ảnh: An ninh Hàn Quốc hộ tống bà Kim Yo Jong tới sân vận động dự lễ khai mạc Olympic - Ảnh: REUTERS
Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên luôn nở nụ cười và tỏ ra tự tin tại Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS
Phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc do Chủ tịch quốc hội Kim Yong Nam (giữa) dẫn đầu nhưng mọi sự chú ý đều đổ dồn vào người em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Trong ảnh: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (rìa phải) cụng ly cùng ông Kim Yong Nam và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres - Ảnh: REUTERS
Không có bất đồng ngôn ngữ khi đoàn Triều Tiên đến Hàn Quốc. Dù là hai quốc gia khác nhau, họ vẫn nói cùng một ngôn ngữ, cùng một khát vọng thống nhất. Trong ảnh: Nhân viên Hàn Quốc phát mền giữ ấm cho bà Kim Yo Jong - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và phu nhân bắt tay với bà Kim Yo Jong trên hàng ghế VIP trước giờ khai mạc - Ảnh: AFP
Việc sắp chổ ngồi trong lễ khai mạc được xem là bài toán khó với cơ quan ngoại giao Hàn Quốc. Triều Tiên và Mỹ, ai nên ngồi trước, ai nên ngồi sau hay ngồi ngang hàng? Câu trả lời đã có trong bức ảnh. Phái đoàn Triều Tiên ngồi cùng hàng với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và chỉ cách ghế của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vài mét - Ảnh: REUTERS
Một góc chụp khác khiến nhiều người lầm tưởng em gái ông Kim Jong Un ngồi gần Phó tổng thống Mỹ - Ảnh: AFP
Góc chụp khác cho thấy họ không ngồi cùng hàng ghế nhưng rất gần nhau. Khả năng một cuộc hội đàm giữa Mỹ và Triều Tiên tại Hàn Quốc trong dịp này vẫn còn mập mờ - Ảnh: REUTERS
Khát vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên. Hình ảnh này sẽ còn được sử dụng trong nhiều năm tới, như là một trong những dịp hiếm hoi lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất tung bay tại một kỳ thế vận hội mùa đông - Ảnh: REUTERS
Màn diễu hành chung của hai đoàn Triều Tiên - Hàn Quốc nhận được sự đón chào từ cả lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên trên khán đài. Hai nước trước đó cũng thống nhất sẽ cùng thi đấu chung môn khúc khôn cầu tại thế vận hội - Ảnh: REUTERS
Trên khán đài, ở một khu vực khác, các cô gái trong đội cổ vũ Triều Tiên cũng giơ lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất. Họ đã đến Hàn Quốc từ nhiều ngày trước và được người dân chào đón nồng nhiệt - Ảnh: AFP
Cận cảnh những cô gái xinh đẹp trong binh đoàn mỹ nữ của Triều Tiên - Ảnh: AFP
Những căng thẳng chính trị trên bán đảo Triều Tiên dường như tan biến trước hình ảnh này. Có nhà quan sát đã nói các cô gái cổ vũ Triều Tiên chính là sức mạnh mềm của đất nước bị coi là cô lập nhất thế giới - Ảnh: REUTERS
Hình ảnh này khiến người ta thoáng giật mình. Thật ra đó chỉ là những người ăn vận giống nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ khai mạc. Cả hai tỏ ra rất gần gũi và thân thiết trên khán đài - Ảnh: REUTERS
Trước lễ khai mạc thế vận hội 1 ngày, ban nhạc Samjiyon cũng đã có buổi biểu diễn thành công tại tỉnh Gangneung tối 8-2. Họ nhận được sự chào đón của người dân Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS
Các cô gái Triều Tiên trong trang phục truyền thống biểu diễn trên sân khấu - Ảnh: REUTERS
Cũng giống như các cô gái cổ vũ xinh đẹp, sự xuất hiện của ban nhạc như Samjiyon được xem là tín hiệu tích cực góp phần xóa đi căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận