Ông Musk có phải là người tuân thủ luật pháp quốc tế bằng cách không trở thành lính đánh thuê tư nhân?
Liệu rằng lịch sử có nên ghi nhận ông như người đang giúp thế giới ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân - có nguy cơ biến thành Thế chiến thứ ba tổng lực?
Theo tạp chí EurAsian Times, các câu hỏi trên dẫn đến nhiều cách giải thích khác nhau.
Người môi giới quyền lực?
Trong số 3 công ty chính mà ông Musk sở hữu 3: X (Twitter), Tesla (ô tô điện) và SpaceX vận hành chòm vệ tinh Internet Starlink, thì SpaceX đang tạo sóng thời sự.
Cuốn tiểu sử "Elon Musk" do nhà báo Mỹ Walter Isaacson viết và phát hành mới đây đã mô tả vị tỉ phú đa lãnh vực này như một “người môi giới quyền lực” trong cuộc chiến Ukraine.
Theo cuốn sách của ông Isaacson, quyết định gây tranh cãi nhất của Musk đã được đưa ra hồi tháng 10-2022, khi các máy bay không người lái bay trên biển của Ukraine mang theo chất nổ chuẩn bị tấn công hạm đội Nga ở cảng Sevastopol ở bán đảo Crimea - đột ngột bị “mất kết nối và không gây tác hại nào” cho Nga.
Nguyên nhân của vụ việc là do Musk đã bí mật ra lệnh cho các kỹ sư đình chỉ dịch vụ Starlink gần Crimea (sáp nhập vào Nga năm 2014). Ông không tin rằng các tàu Nga tại cảng Sevastopol ở Biển Đen đóng vai trò bệ phóng tên lửa hành trình mà Matxcơva sử dụng nhằm vào các mục tiêu dân sự.
Cuốn tiểu sử trích dẫn một nội dung của tờ New York Times rằng Musk ra quyết định sau khi trao đổi với ông Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Mỹ - người đã tuyên bố một cuộc tấn công như vậy “có thể dẫn đến đáp trả hạt nhân”.
Tiếp theo, Musk vô hiệu hóa một phần vùng phủ sóng của Starlink ở các khu vực miền Nam và Đông Ukraine do Nga kiểm soát.
Theo chủ biên của tạp chí EurAsian Times, trước khi đánh giá quyết định của Musk, hãy lưu ý rằng mạng Starlink hiện diện ở Ukraine với khoảng 42.000 thiết bị đầu cuối đảm bảo thông tin liên lạc cho lực lượng quân sự, chính phủ và dân sự.
Các thiết bị này cũng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc phản công của Ukraine, cung cấp cho binh lính các lựa chọn liên lạc di động ở các mặt trận vùng nông thôn bị cô lập phía Nam hoặc nơi các trụ tiếp sóng di động bị hư hại.
Và quan trọng là Musk đã cung cấp miễn phí hoặc chỉ thu chi phí rất thấp cho hầu hết các dịch vụ có giá trị lên đến nhiều triệu USD.
'Tôi sẽ ra sao trong cuộc chiến này?'
Tỉ phú Musk đã hỏi nhà báo Isaacson: “Tôi sẽ ra sao trong cuộc chiến này?".
Ông Musk nói tiếp Starlink không có ý định tham gia vào các cuộc chiến tranh. Nó chỉ nhằm giúp mọi người xem Netflix, cung cấp mạng trực tuyến cho trường học và làm những điều tốt đẹp trong hòa bình.
Trên thực tế, quan điểm của Musk sau đó đã được Chủ tịch SpaceX Shotwell bổ sung thêm: “Ban đầu, chúng tôi cung cấp dịch vụ miễn phí cho người Ukraine vì mục đích thuần túy nhân đạo và tự vệ, chẳng hạn như duy trì bệnh viện và hệ thống ngân hàng của họ. Nhưng sau đó họ bắt đầu đặt chúng lên những chiếc máy bay không người lái nhằm làm nổ tung các tàu Nga".
Tuần trước, Musk một lần nữa bảo vệ quyết định của mình thông qua X: “Họ lộ rõ ý định nhấn chìm phần lớn hạm đội Nga tại cảng. Nếu tôi đồng ý thì SpaceX trở thành đồng lõa trong một hành động leo thang chiến tranh và xung đột lớn”.
Ngay sau khi từ chối yêu cầu của Ukraine, năm ngoái ông Musk từng đề xuất Nga và Ukraine nên thỏa thuận đình chiến. Ông khẳng định các trận chiến quanh "những mảnh đất nhỏ" không đáng giá bằng mạng sống của thanh niên Nga và Ukraine - một đề xuất mà cả hai nước đều phản đối. Tuần trước ông vẫn lặp lại đề nghị này.
Tỉ phú Musk đã được Lầu Năm Góc hứa thưởng hậu hĩnh trong vụ việc Starlink, nhưng ông đã lập tức từ chối.
"Điều đó sẽ khiến ông được ngưỡng mộ, chứ không phải bị chỉ trích" - bài báo của chủ biên tạp chí EurAsian Times kết luận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận