06/05/2015 00:10 GMT+7

​ECB tăng cường giám sát khối ngân hàng

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

ECB đang lên kế hoạch áp dụng thêm các đợt sát hạch nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng ngân hàng trong tương lai tại Eurozone.

Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa cho biết ngân hàng này đang lên kế hoạch áp dụng thêm các đợt sát hạch nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng ngân hàng trong tương lai tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

ECB đang trực tiếp giám sát 123 tổ chức tín dụng lớn nhất Eurozone, trong khi các ngân hàng nhỏ hơn vẫn nằm trong "tầm ngắm" của cơ quan giám sát cấp quốc gia.

Hồi năm ngoái, ECB đã tiến hành đánh giá toàn diện về "sức khỏe" tài chính của các tổ chức tín dụng bằng cách đặt họ vào những kịch bản căng thẳng giả định trước khi ECB nhận trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng Eurozone vào tháng 11-2014.

pQbVxdOC.jpg

Ông Jukka Vesala, Tổng Giám đốc phụ trách hoạt động giám sát của ECB, cho biết các bài kiểm tra bắt buộc chắc chắn sẽ là một phần của hoạt động giám sát trong tương lai của ECB dù dưới hình thức nào.

ECB đang giám sát chặt chẽ khả năng phát triển của các mô hình và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng lớn trong các cuộc họp với các giám đốc điều hành/cán bộ quản lý rủi ro của những ngân hàng này trong khuôn khổ Chương trình kiểm tra giám sát (SEP).

SEP bao gồm thanh kiểm tra tại chỗ, điều tra mô hình nội bộ của các ngân hàng và việc thanh kiểm tra thường xuyên của đội ngũ giám sát đa quốc gia.

Theo một nguồn tin của hãng tin Reuters, Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) đã phải từ bỏ kế hoạch trở thành một ngân hàng đầu tư đơn thuần và nhà cung cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp sau khi các bài kiểm tra của ECB kết luận rằng mô hình này không đủ sức chống lại một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ngân hàng ECB Eurozone