Phóng to |
Phan Kim Huệ (số 5) ăn mừng một pha bóng trong màu áo BTLTT. Ảnh: C.T. |
Ngồi trò chuyện cùng với Huệ ở góc đường Thanh Niên lộng gió và thanh bình, bỗng phát hiện những con số 5 thú vị trong cuộc đời cô gái xinh đẹp và giỏi nghề này. Huệ bảo: “Tôi có duyên với con số 5. Dù có cả những con số 5 buồn, nhưng tôi vẫn muốn cám ơn những con số 5 trong cuộc đời mình”.
Nhớ chiếc áo số 5
Kim Huệ là một trong bốn nữ tuyển thủ của đội hình chính thức tuyển bóng chuyền quốc gia không có mặt ở VTV Cup lần này. Sự vắng mặt của họ không chỉ để lại một khoảng trống trên sân bóng mà còn cả trong trái tim người hâm mộ. Sau 3 kỳ VTV Cup, đây là lần đầu tiên thủ quân đội tuyển phải chứng kiến giải đấu này với tư cách... khán giả vì một chấn thương quái ác kéo dài suốt 5 tháng nay.
Năm tháng không được chơi bóng chuyền với Huệ là những ngày buồn nhất từ khi bước chân vào nghiệp thể thao. Cú chạy bật cao một chân đánh bóng đã khiến Huệ phải đi mổ xương ống quyển lần thứ hai. Ngồi trò chuyện cùng Huệ hôm 15-5, vừa tròn 5 ngày Huệ quay lại sân tập, cô bảo: “Tự nhiên tôi thấy nhớ chiếc áo số 5 của mình!”. Số áo đó với Huệ vừa là một sự tự hào vừa là một trách nhiệm vinh quang. Vì thế, tôi hiểu được nỗi buồn trong mắt cô.
Chấn thương quái ác
Ước mơ làm chủ shop thời trang Đang học năm thứ ba Đại học TDTT, nhưng Huệ vẫn ấp ủ dự định kinh doanh riêng là mở một cửa hàng quần áo. Sau này, kết thúc sự nghiệp VĐV, Huệ có thể sẽ là một HLV bóng chuyền. Hoa khôi bóng chuyền VN đang có nhiều dự định bộn bề nhưng dù ở đâu, làm gì, dường như cô gái ấy cũng không xa được bóng chuyền |
Hai vết mổ một cũ một mới chồng lên nhau như một “điểm nhấn” trên cặp chân dài của người đẹp thể thao Kim Huệ. Ai bảo các cô gái chơi bóng chuyền chỉ toàn được ca ngợi là những hoa khôi, là những cô gái chân dài?
Bóng chuyền cũng khắc nghiệt, cũng đắng cay, chứ đâu chỉ có ngọt bùi! Huệ bảo: “Tôi không muốn vắng mặt ở kỳ SEA Games 24 tới tại Thái Lan vì đây sẽ là kỳ SEA Games thứ 5 trong sự nghiệp”.
Huệ đang phải tập phục hồi, tập thể lực để một ngày gần nhất có thể trở lại với những pha bật cao, những quả đập bóng và bỏ nhỏ thông minh. Huệ tự tin: “Tôi muốn lúc trở lại còn phải chơi hay hơn trước khi gặp chấn thương”. Còn nặng lòng với đội tuyển, nặng lòng với bóng chuyền và người hâm mộ cả nước, Huệ mới dám khẳng định chắc nịch như thế.
12 năm ấy biết bao là tình
Dư luận bóng chuyền đang xôn xao trước tin Kim Huệ sắp rời CLB bóng chuyền Bộ Tư lệnh Thông tin (BTLTT) để chơi cho một CLB khác với mức lương cao. Tôi hỏi: “Liệu Huệ có đành lòng dứt áo ra đi?” Cô chỉ trả lời một nửa: “Nếu tôi ra đi, chắc phải có lý do gì đó”. Câu trả lời chính thức cho tin đồn kia vẫn mới chỉ nằm trong dự định của Huệ.
Ngược trở lại 12 năm trước, khi ấy cô nữ sinh Phạm Kim Huệ mới học lớp 6 Trường An Dương (Tây Hồ) mà đã cao 1,68 m. Bóng chuyền đến với cuộc đời Huệ, hay nói đúng hơn là Huệ đến với nghiệp bóng chuyền, rất tình cờ. Trong một cuộc thi điền kinh của học sinh Hà Nội, Huệ lọt vào mắt xanh của những nhà chuyên môn.
Từ lúc đó, chỉ một câu hỏi: “Cháu có muốn tham gia tập bóng chuyền không?” mà cuộc đời Huệ đã thay đổi rất nhiều. Thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia kể: “Một lần có bác hàng xóm gọi ra bảo: “Sao cháu cao thế mà không thi vào đội bóng chuyền. BTLTT đang tuyển người đấy!”. Thế là Huệ nằng nặc đòi mẹ dẫn đi thi tuyển. Năm ấy, Huệ là thí sinh cuối cùng trong số 100 người dự thi để chọn ra 30 VĐV. Ba năm sau, 30 người ấy chỉ còn lại 9 được chơi trong đội trẻ của BTLTT. Đến nay, trong số 9 người đồng đội ngày ấy, chỉ còn duy nhất Huệ đi theo con đường chuyên nghiệp!
Trúng tuyển vào môi trường quân đội (dù là thể thao quân đội), Huệ đã được huấn luyện để trở thành một quân nhân - một quân nhân chơi thể thao. Cái hồi mới chân ướt chân ráo chơi bóng chuyền, Huệ tập ở sân “phủi” (sân đất, ngoài trời không có mái che) mấy năm trời. Từ sân đất đến sân xi-măng rồi bây giờ là sàn gỗ, nhiều điều đã khác xưa nhưng cái tình với bóng chuyền của cô vẫn không thay đổi.
Huệ chợt ưu tư: “Ngày ấy, vật chất và điều kiện tập luyện khó khăn nhưng tình cảm ở đội bóng lúc nào cũng như trong một gia đình. Có khi sống ở CLB còn được các HLV chăm sóc hơn bố mẹ chăm sóc con ở nhà. Nhưng bây giờ thì...”. Huệ bỏ lửng câu nói ấy rồi nhắc lại những người thầy cũ như Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Hữu Đông. Năm lần cùng BTLTT giành chức vô địch các đội mạnh toàn quốc, ngọt bùi cay đắng Huệ đều đã nếm trải.
Từ khi quy chế chuyển nhượng các cầu thủ chuyên nghiệp trong môn bóng chuyền ra đời, có nhiều CLB săn đón Huệ, nhưng “12 năm ấy biết bao là tình” - Huệ còn quá nhiều ràng buộc cả tình cảm lẫn sự nghiệp ở đội BTLTT. Nếu ra đi, Huệ chắc chắn sẽ không còn đứng trong hàng ngũ quân đội nữa. Đó là chưa kể tới cái án kỷ luật cấm thi đấu 3 năm dành cho một quân nhân phá hợp đồng. Nếu Huệ chỉ mới 20 tuổi thì 3 năm cũng chẳng là gì nhưng trong 3 năm ấy, Huệ sợ thiếu bóng chuyền, cô sẽ không còn là chính mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận