Phóng to |
Hiện trạng sạt lở cung đường sắt và mố cầu Yên Xuân - Ảnh: Vũ Toàn |
Phóng to |
Hiện trạng sạt lở cung đường sắt và mố cầu Yên Xuân - Ảnh: Vũ Toàn |
Đoạn sạt lở kéo một vòng cánh cung dài khoảng gần 1.000m. Tâm điểm xoáy vào cung đường sắt. Điểm cuối dòng sông ra biển là mố cầu Yên Xuân
Ông Trần Thanh Giảng (chủ nhiệm Hợp tác xã CP dịch vụ nông nghiệp xã Nam Cường) chỉ tay ra bờ kè phía thượng nguồn và hàng rào kè bằng cọc bêtông trụ cách mép đường sắt 20m, cho biết: "Năm 1978 vùng sông này là xóm dân cư Lạc Thiện và Kiều Thương. Do nước xói vào dữ dội, nhất là trong mùa lũ nên hai xóm này phải dịch chuyển vào bờ, tạo nên xóm mới (xóm 4) của xã Nam Cường. Bốn năm nay nơi dân ở trước kia đã thành sông".
Từ mép bờ sông đến chân đường sắt chỉ vỏn vẹn 6m. Dãy bờ kè bằng bêtông, rọ đá bên bờ sông nứt toác, đổ sập xuống sông. Đoạn gần chân cầu Yên Xuân bờ kè bay mất nên bờ đất đang nứt từng mảng lớn.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Nghệ An Nguyễn Hồng Kỳ cho biết: "Dãy bờ kè này do ngành đường sắt xây dựng cách đây 5 năm nhưng không trụ nổi sức xói mòn của nước lũ hàng năm. Trước đó, bờ kè xây cách bờ 20m nay chỉ còn mấy cọc bêtông trơ lại giữa sông. Tình trạng xói lở ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là mùa mưa lũ sắp đến".
"Trước thực trạng này, Sở GTVT Nghệ An đã báo cáo bằng văn bản tới Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, kiến nghị khẩn trương có dự án xây kè kiên cố để trả lại nguyên trạng bờ sông, đảm bảo cung đường sắt này không bị đổ." - ông Kỳ nói.
Được biết, mỗi ngày trung bình có khoảng 40-50 chuyến tàu đi qua cung đường sắt huyết mạch này ra Bắc vào Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận