Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tốt nghiệp phổ thông hai năm trước, nhưng năm nay H’Nhé (20 tuổi, quê Gia Lai) mới vào học ở Trường cao đẳng Y Dược Sài Gòn (TP.HCM). Bởi H’Nhé không có tiền đi học.
Từng làm công nhân, giúp việc nhà, phụ quán cà phê, xen kẽ với những căn bệnh trên trời rơi xuống, cô gái gầy gò người Jarai có lúc như muốn bỏ cuộc.
Thế nhưng nhìn vào ánh mắt sáng trong và niềm vui thuần khiết của H’Nhé khi cầm tờ giấy xác nhận nhập học, chúng tôi tin rằng cô sẽ vững lòng vượt qua bao khó khăn.
20 phút lội bộ từ trường về phòng trọ trong con hẻm phường Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP.HCM), mồ hôi nhễ nhại, H’Nhé cất tập vở. Cô xuống tầng trệt hâm lại nồi cháo nhỏ nấu ban sáng với thịt heo, ăn trưa, rồi bây giờ ăn tối để khỏi ra ngoài tốn thêm tiền.
Trong bộ quần áo màu đen, cô tân sinh viên dường như càng thêm nhỏ bé. Vẻ thiệt thà của người đồng bào nơi buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, Gia Lai in đậm nơi H’Nhé.
Lúc này, phòng bếp đã đông sinh viên ngồi ăn tối, H’Nhé dẫn chúng tôi lên sân thượng của nhà trọ. Cô kể: "Mấy hôm nay tôi lên mạng tìm chỗ trọ, thấy chỗ nào cũng cỡ 1,8 triệu đồng trở lên. Tôi tìm được khu này kiểu ký túc xá tư nhân, mỗi phòng 8 giường, tháng 1 triệu".
Trông thấy H’Nhé, chị chủ phòng trọ cười chào. Chị nói với chúng tôi: "Bé này hiền, thật thà thấy thương. Bữa trước bé đi xe buýt lên nhưng không biết đường, nên kêu xe dừng cách đây hơn hai cây số, rồi lội bộ về đây".
Dọn vào ở từ ngày 10-8, hôm sau H’Nhé lò dò ra chợ. Cô mua chục trứng gà hết 26.000 đồng, 50.000 đồng thịt, rau cải, rau ngót mỗi bó 10.000 đồng. H’Nhé nói: "Tôi định ăn cỡ chục ngày".
Tiếng H’Nhé nói nhỏ xíu, nhiều lúc lí nhí. Hỏi chuyện một hồi cô mới khẽ khàng, hai tay đan vào nhau: "Hồi trước tôi bị lo âu, khó ngủ lắm, ít tâm sự với ai trong nhà. Tôi luôn nghĩ làm sao được đi học. Bạn bè gặp lại, thắc mắc sao hồi đó mình năng động, nói to, mà giờ giọng thì thào, ngại giao tiếp vậy".
Nhà H’Nhé có sáu anh chị em. May mắn hơn các chị em, H’Nhé được học nội trú những năm cấp 2, cấp 3 ở Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai.
Hồi thi tốt nghiệp phổ thông năm 2022 xong, cô hăm hở nộp nguyện vọng. Nhưng nguồn sống của gia đình chỉ dựa vào vụ trồng mì ít ỏi trên núi và hai sào lúa nước, làm không đủ ăn, biết lấy gì mà đi học...
"Đi làm thôi". H’Nhé gạt nước mắt, đón xe theo anh trai xuống Trảng Bom, Đồng Nai làm công nhân may từ tháng 9-2022 với quyết tâm và khát khao duy nhất: dành dụm tiền năm sau đi học.
Mười tháng trời với mức lương hơn 5 triệu đồng, có tháng công ty không có hàng, H’Nhé xoay qua phụ quán cà phê.
Thời gian đó, H’Nhé đau dạ dày, viêm nhiễm, chữa bệnh hết cả tiền lương. Nếu không, cô đã đi học rồi. Vậy nên vào hè năm ngoái, cô gái nhỏ chưa thực hiện được mục tiêu có tiền đi học đành ngược về Gia Lai, phụ cha mẹ việc nhà, lùa bò đi chăn, tóc khét mùi nắng gió.
"Giờ có khó khăn tôi cũng không dám gọi cho mẹ. Tôi sợ mẹ chạy vay mượn tiền hàng xóm. Năm ngoái tôi nằm viện, mẹ với anh trai phải đi vay mấy triệu", bỏ dở câu nói, đôi mắt Rah Lan H’Nhé đỏ hoe.
Phố núi nghèo như bàn tay… Những ngày tháng chăn bò không khiến H’Nhé từ bỏ giấc mơ. Ở nhà không làm gì ra tiền cả. Cái chân cô muốn đi.
Đoạn đời trước đây của H’Nhé như một thước phim chiếu chậm, khiến người xem nhớ mãi đôi mắt đen buồn của nhân vật chính. Một đêm gần cuối tháng 4 năm nay, mẹ đi việc trong làng, H’Nhé mở tủ lấy mấy bộ đồ. Sáng sớm, cô đón xe lên Pleiku làm giúp việc nhà, chăm sóc cơm nước cho một cụ già. Trước đó, cô lên mạng tìm được công việc này.
Hơn nửa tháng sau, Rah Lan H’Nhé xuống TP.HCM làm công nhân thời vụ. "Mỗi ngày tôi làm 12 tiếng, từ 8h sáng tới 8h tối. Cơm công ty bao hai bữa. Còn buổi sáng tôi ít ăn, tới chỗ làm rồi đói quá thì ăn trưa luôn. Chủ nhật, tôi ăn một bữa thôi. Tôi về quê mấy hôm rồi xuống làm tới ngày nhập học mới nghỉ", H’Nhé kể vắn tắt.
Đã vậy, những căn bệnh cứ nhắm vào cơ thể nhỏ nhắn, khiến cô từ 53kg chỉ còn 40kg. Khoảng thời gian đi làm ở TP.HCM, tiếp xúc nhiều hóa chất, H’Nhé bị viêm da hai bàn tay. Bệnh nặng khiến mụn rộp ngứa ngáy nổi to bằng cái nút áo, vỡ ra vừa đau vừa ngứa.
Ai từng bị viêm da tay sẽ hiểu cảm giác khổ sở của căn bệnh này, dù nhìn qua tưởng rằng không có gì đáng kể. Cô đeo bao tay ngồi làm, khiến bệnh càng nặng thêm. Vừa nói, H’Nhé vừa xòe bàn tay. Mấy đầu ngón tay H’Nhé giờ vẫn khô nhăn, dấu vân mờ. Mỗi lần về tới chỗ trọ, cô phải nhờ người mở khóa cổng vân tay giùm.
Xét điểm học bạ khối B00 (toán, hóa, sinh) và chọn học ngành điều dưỡng, H’Nhé mong muốn ra trường nhanh và vì học phí thấp hơn một số trường khác. Lúc quyết đi học, cô giấu bố mẹ vì sợ bố mẹ lo và cảnh nhà quá ngặt.
Những ngày hiện tại, H’Nhé lên mạng tìm việc làm thêm. Số tiền dành dụm ngày trước và chút tiền mẹ đưa, cô vừa đóng học phí kỳ 1, tiền trọ tháng đầu, lại thêm tiền chữa bệnh và thuốc men.
"Nhiều lúc tôi nhớ bố mẹ, nhớ căn nhà sàn, chảo khổ qua rừng, lá mì xào mà mẹ hay nấu. Tội mẹ lắm, mắt mẹ bị mờ, mai mốt đi làm có tiền tôi đưa mẹ đi chữa…", H’Nhé bày tỏ về ước mơ trong tương lai gần.
Gặp H’Nhé ở TP.HCM, sau đó chúng tôi vượt đường xa tìm tới nhà của cô ở buôn Ia Rpua, xã Đất Bằng bên rìa huyện Krông Pa (Gia Lai), giáp tỉnh Phú Yên. Ở vùng lòng chảo này, thứ "đặc sản" đáng nhớ nhất là nắng và nóng.
Dưới cái nắng tháng 8 hoa cả mắt, những rẫy mì, ruộng mía âm thầm đâm chồi vươn lên giữa lớp đất khô bạc màu dọc đường. Cây mía, cây mì vươn mình giữa vùng đất khát tựa như cuộc sống lam lũ của bao đời bà con Jarai xứ này.
Nơi gia đình H’Nhé ở là căn nhà sàn gỗ cũ kỹ đã nhuộm màu thời gian. Ngoài chiếc tivi cũ và tủ quần áo, bên trong hầu như không có vật gì đáng giá. Dưới mái tôn thấp lè tè, không khí nóng hầm hập như lò xông hơi dù mặt trời đã ngả bóng. Sẩm tối, bố mẹ H’Nhé lục tục từ rẫy trở về rồi vội vàng nhóm bếp nấu cơm.
Bữa tối của gia đình 7 người là nồi cơm lớn và mấy con cá suối kho mặn nhỏ như ngón tay. Nồi cá kho gom lại chưa đầy chén nhỏ nhưng lộn xộn đủ loại từ cá trê tới cá lia thia. Chúng tôi hỏi còn gì nữa không? Bà Rah Lan H’Lưn, mẹ của H’Nhé, lắc đầu cười khổ, bảo trong nhà chỉ còn nhiêu đó nhưng cũng đủ no bụng qua đêm.
Cảnh nhà H’Nhé túng thiếu làm chúng tôi nhớ lời cô kể, rằng quanh năm sống nhờ rẫy mì và 2 sào lúa nước. Họ làm không đủ ăn, năm nào mùa giáp hạt cũng mua gạo, vay mượn rồi mùa sau trả. Bà H’Lưn không định cho con học tiếp đại học bởi trong nhà vẫn còn cậu con trai út đang học lớp 8, sợ không lo nổi cho cả hai.
Hơn nữa, ở xứ này trai gái lớn lên là lập gia đình, sinh con rồi làm rẫy, hiếm có ai học hành tới chốn. Biết ý bố mẹ, H’Nhé không xin đi học mà gói quần áo, bảo là đi làm công nhân.
Ngày con gái đi, bà H’Lưn cho con 1 triệu đồng dằn túi tàu xe. Đến mấy ngày gần đây, bà mới được cậu con trai út là Rah Lan Sơn báo chị H’Nhé đã nhập học tại TP.HCM. Chuyện đến nước này, vợ chồng không ngăn cản nữa mà quay qua ủng hộ con được học hành.
"Thân gái một mình nơi đất khách, tự lao động kiếm tiền đi học tôi lo quá nhưng chẳng thể giúp gì được. Con bé lại đau ốm liên miên, không phải người khỏe mạnh như người khác!", bà H’Lưn ngậm ngùi nói.
Dắt mấy con dê vào chuồng sau một ngày chăn thả ngoài rừng, Sơn bảo trước lúc ra khỏi nhà, chị H’Nhé có tâm sự chuyện vào TP.HCM đi học nhưng dặn khi nào ổn định mới được nói với bố mẹ.
Thương chị, Sơn chạy theo dúi vào tay H’Nhé 1 triệu đồng là số tiền em tiết kiệm từ việc bán mì. Sơn bảo sắp tới vào năm học mới, em được nhà trường hỗ trợ 700.000 đồng, cùng với số tiền hỗ trợ hằng tháng 150.000 đồng cũng sẽ để dành gửi cho chị đi học.
Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024
Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 , hoặc quét mã QR.
Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:
113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:
Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;
Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM
với Swift code BFTVVNVX007.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành, nhân vật mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận