TTCT - Nếu đó là mục tiêu quá cao cả, chí ít cũng giữ cho vườn tược, thảm cỏ xanh nhà ta không gây hại cho môi trường. Ảnh: statesman.comBạn không nghe lầm đâu: những bãi cỏ xanh và các khu vườn cảnh chúng ta thường thấy là một kiểu thờ ơ với Trái đất và biến đổi khí hậu.Đất nào, cây đóLà một người thích làm vườn, Dana Milbank - chủ mục "Xã luận" của báo The Washington Post - chỉ nhận ra mình đã mắc sai lầm suốt hơn 20 năm sau khi tham gia khóa học về thiên thiên và các loài bản địa. Hóa ra, một số loại cây anh chăm chút hằng ngày lại là những loài thực vật ngoại lai xâm lấn đã lan vào môi trường tự nhiên ở Mỹ. Chúng lấn át thực vật bản địa, thậm chí đe dọa toàn bộ hệ sinh thái.Nhưng chẳng phải chúng ta được khuyên nên trồng cây xanh đó sao? Một vài cái cây ngoại nhập, giống như cái vỗ cánh của con bướm, ảnh hưởng sao được đến hòa bình thế giới? Nhưng "một đốm lửa có thể đốt cháy cả cánh rừng", có những hành động tưởng như rất nhỏ nhưng tác động của nó lại to lớn không ngờ.Khi cây ngoại lai lấn át, động vật địa phương thường ăn thực vật bản địa có thể chết đói vì thiếu thức ăn. Điều này sẽ lần lượt đe dọa các loài chim, lưỡng cư, bò sát, gặm nhấm và các loài khác trong toàn bộ chuỗi thức ăn.Để biết khu vườn mình đang có những giống ngoại lai nào, Milbank đã nhờ Matt Bright - quản lý của Tổ chức Earth Sangha, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh phục hồi sinh thái bằng cây trồng bản địa - đến đánh giá khu vườn.Kết quả, Matt đề nghị Milbank "tiễn" gấp những cây kim châm (Hemerocallis citrina), lá trân châu (Lysimachia nummularia) và nam thiên trúc (Nandina domestica) vì chúng là những cây ngoại lai không phù hợp với thổ nhưỡng khu vực đông bắc nước Mỹ. Quả của cây nam thiên trúc còn chứa cyanide, gây ngộ độc cho các loài chim.Theo Matt Bright, kiểu vườn cảnh với bãi cỏ xanh và một số cây bụi nhỏ, khóm hoa… phổ biến từ thành thị tới nông thôn ở Mỹ. Hầu hết là cây ngoại lai có nguồn gốc châu Á, châu Âu hoặc là các giống cây bản địa nhưng được lai, ghép để có những đặc tính mới như có hình dáng bắt mắt hoặc khả năng kháng bệnh.Các khu vườn cảnh này thiếu sự đa dạng di truyền và do đó, ít có giá trị với động vật. Với những cây có "bà con" với cây bản địa, dù không có hại, chúng cũng không giúp gì nhiều trong việc ngăn chặn vòng xoáy đang dẫn tới sự tuyệt chủng hàng loạt của các loại động thực vật.Còn bãi cỏ thì sao? Bãi cỏ làm mát xung quanh ngôi nhà đáng kể so với bê tông hoặc nhựa đường và hấp thụ nước tốt hơn tới 50 lần so với sân đất cứng. Nhưng vì cỏ chỉ hút nước mà không hấp thụ nhiều carbon như rừng và thảo nguyên, lời khuyên với các gia chủ là, nếu có thể, hãy biến khu vườn của bạn thành thiên đường cho ong bướm, côn trùng bằng cách trồng nhiều loài cây cối đa dạng.Cũng như với cây trong vườn, vấn đề đất nào cây ấy cũng cần được chú ý: thảm cỏ và các loại cây bụi và cây lâu năm không có nguồn gốc bản địa không làm tăng sự đa dạng di truyền mà thiên nhiên rất cần để thích ứng với biến đổi khí hậu.Khi thiếu vắng các loài cây bản địa trong cảnh quan ở đô thị và ngoại ô, thực vật và động vật hoang dã mất đi môi trường sống liền kề chúng cần để sinh sản. Theo thời gian, chúng phải di cư để ứng phó với biến đổi khí hậu do sự phát triển đô thị.Theo Trung tâm nông nghiệp, thực phẩm và môi trường thuộc khoa nông nghiệp Đại học UMass Amherst (Mỹ), cây bản địa làm tăng đa dạng sinh học và giảm rủi ro liên quan đến các loài xâm lấn, giúp hệ sinh thái mạnh mẽ trước biến đổi khí hậu.Cụ thể, cây bản địa giúp thu hút các loài chim bản địa nhiều hơn 50%, số lượng các loài chim quý hiếm tăng 9 lần, số lượng bướm tăng 3 lần, số lượng ong bản địa tăng 2 lần so với cây không bản địa. Chúng cũng làm tăng gấp đôi sự đa dạng của sâu bướm so với các cây ngoại lai. Ngược lại, các cây trồng không bản địa có khả năng trở thành loài xâm lấn cao đến 40 lần. Nhà chức trách ở Mỹ ước tính họ chi khoảng 20 tỉ USD mỗi năm để kiểm soát thực vật xâm hại.Ứớc tính khoảng 80% cây cảnh được bán ở các vườn ươm ở Mỹ không có nguồn gốc bản địa. Như vậy, các khu vườn cảnh hầu như không có lợi cho hệ sinh thái địa phương. Chuyển sang trồng cây bản địa, chúng ta có thể làm tăng đáng kể sự đa dạng của ong, bướm, chim và các động vật khác.Sau khi bỏ một số cây ngoại lai trong vườn, Dana Milbank đã mua nhiều cây bản địa và nhận ra chúng thích nghi tốt với đất và khí hậu nên anh không cần bón phân, xử lý đất và thậm chí không cần tưới nhiều nước. Theo thời gian, anh tiết kiệm được tiền từ sự chuyển đổi này.Làm vườn thời biến đổi khí hậuĐể không vô tình tàn nhẫn với khí hậu và môi trường và có khu vườn đẹp quanh năm, người làm vườn thời nay cần cập nhật thông tin mới về xu hướng ngắn hạn và dài hạn của thời tiết để chọn đúng loại cây.Cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố bản đồ cập nhật điều kiện khí hậu và cây trồng sau hơn một thập niên. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng cho người làm vườn để quyết định trồng loại cây lâu năm nào, ở đâu. Theo dữ liệu mới đó, khoảng một nửa nước Mỹ có xu hướng nóng hơn, nghĩa là các vùng trồng trọt ở Mỹ tiến dần lên phía bắc. Ở New York, ghi nhận thực tế cho thấy một số loài cây bản địa, như cây phong đường, đang dần ít phổ biến hơn do mùa đông ấm hơn. Đồng thời, các loài thực vật từ miền nam, trong đó có hoa trà, loài hoa đại diện cho bang Alabama, đã bắt đầu nở hoa tại Vườn Bách thảo New York.Các quốc gia châu Âu cũng phải đối mặt với tình trạng khí hậu nóng lên, làm cho cây ăn trái hợp với các vùng nóng hơn ở châu Âu đã có thể trồng trong mùa hè nóng ở Anh. Hội làm vườn Hoàng gia ở Anh cho biết họ thấy các hội viên có xu hướng trồng thử nghiệm loại trái cây chịu nóng, vốn không hợp với thời tiết ôn hòa ở Anh như nho, sung, hạnh nhân, mơ, đào, dưa hấu, mâm xôi, dâu tằm… Trong khi đó, những cây ăn trái trồng phổ biến ở Anh như lý chua đen, táo, lê lại kém năng suất vì chúng cần mùa đông lạnh kéo dài để dưỡng sức.Một trong những tác động của biến đổi khí hậu là thời tiết khắc nghiệt và khó lường, như mưa lớn, bão tố cực đoan. David Wolfe - giáo sư Đại học Cornell và là chuyên gia hàng đầu về tác động của biến đổi khí hậu đối với thực vật, đất và hệ sinh thái - khuyên người làm vườn ở xứ ôn đới nên thử nghiệm những giống mới nếu những loại cây đang trồng thích ứng kém với trời nóng và điều kiện khắc nghiệt. Dĩ nhiên, Wolfe gợi ý bà con "thử nghiệm một cách thận trọng" chứ không đột ngột thay đổi cả khu vườn.Các biện pháp khác là quản lý vườn và nước tưới. Các trận mưa lớn kéo dài có thể gây ngập, úng, gây bệnh cho bộ rễ nên vườn cần có chỗ thoát nước hoặc chủ vườn phải làm luống cao để cây thoát nước tốt hơn.Cải tạo đất (trộn phân hữu cơ) để cải thiện khả năng thoát nước trong mùa mưa và khả năng giữ nước trong mùa khô của đất. Nhà vườn cũng phải can thiệp để bảo vệ cây trong những mùa đông ấm bất thường. Ở xứ ôn đới, mùa đông ấm bất thường có thể khiến cây "tưởng" là xuân đã đến, bèn nảy lộc, đâm chồi. Các mầm non này sẽ dễ bị tổn thương trước những đợt sương giá trở lại sau đó.Chuyên gia gợi ý người làm vườn nên tái sử dụng những tấm ni lông để bao, trùm, che chắn cho cây trước các đợt sương giá. Họ cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin và trao đổi kinh nghiệm về những đe dọa mới với cây trồng. Chẳng hạn, nhiều côn trùng và cỏ dại sống sót nhờ mùa đông ấm hơn trước nên cần theo dõi tin tức khuyến nông để cảnh giác với các sâu bệnh mới.Cuối cùng, đa dạng hóa các nhóm cây cho vườn. Khu vườn có sự đa dạng sẽ "mạnh mẽ" hơn trước các sự kiện thời tiết thất thường. Nếu mùa hè năm nào đó đặc biệt nóng, chỉ một số cây trong vườn bị ảnh hưởng trong khi những cây chịu nhiệt hơn sẽ thích nghi và phát triển.Với các nước châu Á, do thiếu các nghiên cứu thực tế về ảnh hưởng của cây cảnh ngoại lai, người làm vườn chúng ta đành cần quan sát tỉ mỉ, tham khảo thông tin, rút tỉa kinh nghiệm phù hợp như ưu tiên cây bản địa và trồng nhiều loại cây đa dạng. Trên trang chuyên về tác động môi trường của ngành lương thực thực phẩm, tác giả Kristen Link chỉ ra năm cách biến đổi khí hậu có thể "tác động lên vườn cây nhà bạn".- Hoa nở sớm và không đoán được mùa cây tăng trưởng.- Nhiệt độ tăng và cây bị nóng quá mức. Chưa kể trời nóng còn làm đất kém dinh dưỡng và ngăn cây hấp thụ.- Các vấn đề về nước. Trời hạn, ít mưa, người làm vườn phải chú ý để có giải pháp tưới thay thế.- Cỏ dại và các thực vật xâm lấn.- Các loại dịch bệnh - nhiệt độ cao, hạn, mưa to, kiểu gì thì thời tiết cũng tăng khả năng sinh sôi của nấm và mầm bệnh thực vật. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Biến đổi khí hậuLàm vườnTrồng câyLoài xâm lấnCỏ dại
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.