Giáo sư Lewis Ashwal chủ trì báo cáo khoa học nói về mảnh lục địa cổ bị biến mất được phát hiện thấy ở Ấn Độ Dương - Ảnh: Dailymaverick |
Theo trang tin Quartz, các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho phần lục địa "bị thất lạc" này là Mauritia. Họ cho rằng mảng lục địa đó nhiều khả năng đã bị tách khỏi siêu lục địa Gondwana trong giai đoạn nó phân tách khoảng 200 triệu năm trước đây thành châu Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ và Nam cực.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khoáng chất zircon (loại khoáng chất tìm thấy hầu hết trong đá granite có tại các châu lục nói trên) có niên đại tới 3 tỉ năm trên đảo Mauritius.
Trong khi hòn đảo này mới chỉ có tuổi đời khoảng 9 triệu năm sau các hoạt động của núi lửa trong khu vực.
Giáo sư Lewis Ashwal, tác giả của báo cáo khoa học đăng tải trên tạp chí Nature Communications tuần này, cho biết: "Chúng tôi cho rằng còn có những khoáng chất dạng tinh thể có niên đại lâu đời hơn nữa bên dưới đảo Mauritius. Những khoáng chất đó rất có thể đã bắt nguồn từ một châu lục".
Trước đây giới nghiên cứu đã tìm thấy các tinh thể zicron có niên đại cổ xưa tương tự trên các bờ biển của Mauritius, nhưng những quan điểm phản biện cho rằng rất có thể chúng đã được một tác động khách quan đưa từ nơi khác tới.
Tuy nhiên với những phương pháp nghiên cứu tỉ mỉ lần này, các nhà khoa học đã có căn cứ để loại trừ khả năng đó. Giáo sư Ashwal giải thích: "Trái đất được tạo nên từ hai phần: các châu lục già hơn và các đại dương 'trẻ hơn'.
Trên các châu lục người ta có thể tìm thấy những loại đá có niên đại hơn 4 tỉ năm, nhưng không thể tìm ra những thứ như vậy ở các đại dương".
Trong trường hợp ở Mauritus, nhóm nghiên cứu cho rằng đã xảy ra hiện tượng "tan vỡ phức tạp" thành nhiều mảng lục địa, trong đó có phần bị chìm xuống đáy Ấn Độ Dương.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận