1. Khoe quá nhiều ảnh trên Facebook
Đi ăn, người yêu, tốt nghiệp, cún cưng... tất tật bạn đều khoe lên mạng xã hội thì đừng trách nếu quan hệ ngoài đời bị tác động xấu. Bạn nên cân nhắc mỗi khi viết hay chia sẻ điều gì trên Facebook, nghĩ xem mọi người sẽ tiếp nhận ra sao.
2. Quá nhiều hoặc quá ít bạn trên Facebook
Một nghiên cứu đã chỉ ra một trang cá nhân có khoảng 300 bạn bè là tối ưu. Số bạn dưới 100 người hoặc quá 300 người đều có mức độ yêu thích thấp như nhau. Người có quá nhiều bạn bè dường như tập trung quá đà vào Facebook, kết bạn do bắt buộc phải làm chứ không phải vì quan tâm đến nhau.
Rất ít người muốn biết cún cưng của bạn có gì mới hôm nay - Ảnh: AP
3. La làng chuyện riêng tư
Chủ động tiết lộ chuyện riêng tư là một cách tốt để kết bạn và tạo sự tin tưởng. Nhưng nếu các vấn đề được tiết lộ mang tính chất quá riêng tư trong khi bạn và đối phương mới quen chưa lâu, có thể biến bạn thành người dễ dãi và nhiều chuyện.
Chỉ nên chia sẻ vừa phải, đơn giản về sở thích hay kỷ niệm thời thơ ấu, hình tượng của bạn sẽ trở nên ấm áp và dễ được yêu quý hơn.
4. Tọc mạch chuyện người khác, kín như bưng về bản thân
Tiết lộ chuyện riêng cũng cần phải đến từ hai phía. Người ta sẽ khó chịu nếu bạn không chia sẻ ngược lại sau khi đã biết được một chuyện riêng của họ. Đặt câu hỏi cho người khác nhằm giảm sự chú ý hướng vào mình không phải là một chiến lược tốt để mở đầu mối quan hệ. Cả hai cần tiết lộ về bản thân để tạo sự thân thiết và yêu mến song phương.
Trong câu chuyện hằng ngày, hãy nhớ nguyên tắc "có qua có lại" - Ảnh: Flickr
5. Ảnh đại diện chụp cận mặt
Nếu ảnh đại diện trên trang mạng xã hội của bạn trông như thể đang gí sát mặt vào máy ảnh, có lẽ bạn nên đổi tấm khác. Theo một nghiên cứu, người có ảnh chụp chân dung với khoảng cách 45cm tính từ máy ảnh bị đánh giá không đáng tin, thiếu hấp dẫn và kém hiệu quả. Khoảng cách tốt nhất là 135cm.
6. Quá dễ thương cũng bị ghét
Theo logic, bạn càng tử tế, càng nhiều người quý mến bạn. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Trong một nhóm, người cư xử quá tốt bụng, hào phóng hoặc hi sinh nhiều chưa hẳn được yêu thích. Người dễ thương có thể vô tình biến những người còn lại thành "ích kỷ". Dễ thương quá cũng có thể bị nghi ngờ là đang "làm màu".
Che giấu cảm xúc dễ bị coi là không hòa hợp, không muốn được quan tâm chăm sóc - Ảnh: Flickr
7. Ra vẻ khiêm tốn
Nhằm gây ấn tượng với bạn bè hoặc sếp tương lai khi phỏng vấn, một số người tự nói về khuyết điểm - như "làm việc quá chăm chỉ" hoặc "quá cầu toàn" - nhưng thật ra ngầm khen mình. Hành vi khiêm tốn giả vờ này có thể đem lại tác dụng ngược.
Các nhà tuyển dụng thích và thường nhận người thành thật, những người nói "nhiều lúc tôi cũng bừa bộn" hoặc "tôi hay nóng máu".
8. Hằn học ra mặt
Trở lại với nguyên tắc "có đi có lại" trong quan hệ giữa con người với nhau. Khi người khác thích bạn, bạn sẽ có xu hướng cũng thích họ. Vì vậy, dù bạn không dám chắc đối phương cảm nhận ra sao về mình, hãy cư xử như thể bạn có thiện cảm với họ. Đối phương có thể sẽ dành cho bạn tình cảm tương tự.
Ngược lại, nếu bạn không thể hiện tình cảm với người mới gặp, mối quan hệ có thể bị thất bại ngay từ đầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận