Theo đó, trên địa bàn 14 xã vùng ven KKT thuộc vùng đông huyện Bình Sơn với diện tích đất nông nghiệp 19.997ha, sẽ được qui hoạch thành từng vùng để xây dựng vùng chăn nuôi tập trung công nghệ cao, hệ thống lâm viên, công viên... để góp phần cung ứng sản phẩm nông lâm ngư cho cán bộ, công nhân và bảo vệ cảnh quan, môi trường trong KKT.
Không giao rừng nghèo kiệt cho dân nghèo
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng đã khuyến cáo như vậy đến chính quyền của năm tỉnh Tây nguyên (Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) trong hội nghị sơ kết việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng ở Tây nguyên diễn ra trong ngày 24-5 tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng.
Theo ông Hùng: “Sẽ hết sức vô lý nếu như chúng ta giao rừng giàu tốt, vị trí đất thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong khi người dân thiếu đất sản xuất lại phải nhận lấy rừng kiệt. Phải chọn rừng giàu, rừng có đất tốt giao cho đồng bào”.
ĐBSCL: giá thức ăn cá tra tăng
Ông Lục Thanh Tùng, phó giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi C.P VN, cho biết nhu cầu thức ăn viên cho cá tra ở ĐBSCL tăng khoảng 30% so với cùng thời điểm năm trước, giá thức ăn đã tăng 10%. Nguyên nhân là do lượng cá nuôi tăng mạnh trong khi một số người nuôi lại chưa vội bán cá để chờ giá tăng lại, cũng tạo ra một lượng cầu đáng kể về thức ăn cho cá.
Nhà vườn sản xuất cây giống ở huyện Chợ Lách đang trúng lớn nhờ cây giống sầu riêng hạt lép và bưởi da xanh. Sầu riêng hạt lép được thương lái “bao nền” với giá 15.000đ/cây, tăng gấp đôi so với năm trước, gốc ghép sầu riêng cũng tăng 2.000 - 7.000đ/cây. Bưởi da xanh nhân giống theo chuẩn cành chiết giá 5.000 - 7.000 đ/cây, nhưng cung không đủ cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận