22/11/2013 08:00 GMT+7

Dùng nước uống bổ sung vitamin: Ăn theo thuở, ở theo thời

P.K.D.
P.K.D.

Từ những tình cờ, người ta đã phát hiện ra một số chất có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Có thể nói vitamin cũng được “nhận diện” như vậy.

Từ đó, việc bổ sung vitamin đã được chú trọng. Nhiều năm qua, việc dùng nước giải khát có bổ sung vitamin đã được người dân các nước tiên tiến đặc biệt quan tâm.

Những phát hiện độc đáo

Tháng 5-1534, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier (1491-1557) dẫn đoàn thủy thủ rời khỏi cảng Saint Malo thuộc miền Bắc nước Pháp, trên bờ biển Manche tìm đường đến châu Á. Trong nhật ký du hành có đoạn ghi: Bệnh xảy ra ở các thủy thủ với biểu hiện mệt mỏi, hai chân sưng phù, nướu, lợi, miệng loét, hôi, niêm mạc và da bong từng mảng, răng rụng dần...

Cũng thời gian đó, một nhân viên người Anh, John Woodall, có thời gian dài phục vụ ở công ty tàu biển Ấn Độ đã ghi chép: Nhiều thợ trên tàu bị bệnh nướu, răng chảy máu, phù chi, nổi mẩn và ngứa khắp người. Sau khi uống nước rau tươi và hoa quả thì khỏi bệnh.

Tuy nhiên, tất cả các kinh nghiệm này vẫn chỉ là đơn lẻ, chưa được xác định trên cơ sở khoa học. Vào giữa thế kỷ XVIII, một thầy thuốc có công đóng góp lớn cho sự hiểu biết về các bệnh thiếu vitamin là James Lind (1716-1794) thuộc Hải quân Anh. Ông đã xác nhận những thủy thủ đi biển lâu ngày luôn xuất hiện những dấu hiệu bệnh là do chế độ ăn thiếu rau, quả tươi, đó là bệnh Scorbut. Năm 1747, trong chuyến đi tàu Salisbury, ông đã tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả: Những thủy thủ ăn đầy đủ hoa quả tươi không bị mắc bệnh, trong khi những người khác đều mắc bệnh Scorbut. Sau đó năm 1753, James Lind đã viết một cuốn sách thông báo hiện tượng bệnh nhưng mãi đến năm 1795 các nhà khoa học mới chú ý đến nhận xét của ông và hải quân mới có những chế độ ăn có hoa quả tươi trên biển. Tới đầu thế kỉ XX, vào năm 1907, hai nhà khoa học Axel Holst (1860-1931) và Theodor Frolich (1870-1947) dự tính dùng chế độ ăn giảm thiểu để tạo ra bệnh suy dinh dưỡng ở chuột lang nhưng ngẫu nhiên họ lại gây ra bệnh Scorbut trong thử nghiệm, nhờ đó giới y học đã có thêm cơ sở hiểu thêm được quá trình hình thành bệnh này. Thuật ngữ “Vitamin” được nhà bác học Funk, người Ba Lan đưa ra lần đầu tiên vào năm 1912, có ý dùng để gọi những chất amin sống.

Bổ sung vitamin: ăn theo thuở, ở theo thời

Những viên vi chất bổ sung vitamin dạng viên sủi hòa tan trong nước đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là đối với người phương Tây. Nhưng có một hạn chế là không phải ai cũng sử dụng được và có hạn định. Chỉ nên dùng nhiều nhất một viên sủi hàm lượng 1 gam vitamin C mỗi ngày, không nên dùng quá nhiều viên (dùng dài ngày có thể bị tiêu chảy, sỏi thận...). Đối với người kiêng muối (như người bệnh cao huyết áp được khuyên không nên ăn mặn), phải xem xét lượng natri trong viên sủi có thích hợp hay không (có khi phải tránh dùng dạng thuốc sủi bọt).

Chính vì vậy trên thế giới đã phát minh ra nhiều cách bổ sung vitamin khác nhau. Ở Úc và New Zealand, thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất được dùng và phân loại bằng khái niệm "các loại thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn" - gọi tắt là FTD. Các FTD này là một chế độ sử dụng chất bổ sung cho chế độ ăn uống bao gồm các axit amin, các chất ăn được, thực phẩm, thảo dược, khoáng chất, chất dinh dưỡng tổng hợp, vitamin...

sWXJ9oO8.jpgPhóng to
Nước giải khát bổ sung vitamin được sử dụng hằng ngày trong nhiều gia đình

Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Nhật Bản… như việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin vào nước giải khát, sữa… Việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu vi chất dinh dưỡng. Nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp vitamin C, vitamin E, b-caroten rất phát triển ở Anh. Sữa bột bổ sung acid folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Brazil… Bổ sung iode vào muối ăn và một số sản phẩm bánh kẹo được phát triển ở trên 100 nước. Bổ sung vitamin và khoáng chất vào các loại nước tăng lực được phát triển mạnh mẽ ở Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Ngoài ra, trên thế giới họ còn biết cách bổ sung vitamin vào nước giải khát. Nước giải khát được chia ra thành: nước giải khát có gas, nước giải khát không có gas, nước giải khát pha chế từ hương liệu, chất tạo màu, nước giải khát từ trái cây, nước giải khát từ thảo mộc, nước giải khát vitamin và khoáng chất, nước tinh khiết, nước khoáng… Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây xu thế chung của thị trường nước giải khát là sự sụt giảm mạnh mẽ của nước giải khát có gas và sự tăng trưởng của các loại nước không có gas.

Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường hằng năm, thị trường nước giải khát không gas tăng 10% trong khi đó nước có gas giảm 5%. Điều này cho thấy người tiêu dùng đã chú ý lựa chọn dùng các loại nước giải khát giàu vitamin và khoáng chất, ít có hóa chất kể cả các hóa chất tạo hương vị màu sắc.

H3Ss3ZkQ.jpgPhóng to
Ca sĩ Gia Linh yêu thích và sử dụng Number 1 Vitamin trong công việc cũng như khi ra ngoài

Trong nhiều cách bổ sung vitamin cho cơ thể thì bổ sung vitamin từ nước uống được cho là tiện lợi và hữu ích, được nhiều người tiêu dùng hiện đại chọn lựa. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng kỳ thực việc sử dụng nước giải khát đóng chai có chứa vitamin khiến con người không phải đau đầu để tính toán lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Với công nghệ chế biến hiện đại, việc bổ sung vitamin hoàn toàn có thể thực hiện được hằng ngày bằng các thức uống bổ sung vitamin mà không cần tốn quá nhiều thời gian công sức cho quá trình chế biến các loại thực phẩm.

Tại Việt Nam, mới đây xuất hiện dòng sản phẩm nước giải khát bổ sung vitamin là Number 1 Vitamin với thành phần chính gồm vitamin C, taurine inositol và các vitamin nhóm B. Giáo sư Michael Jonathan Chevalier, Học viện iSEE (2 Phan Kế Bính, Q.1), cho biết: “Ở Mỹ, chúng tôi có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng bổ sung vitamin dạng lỏng như nước giải khát, nước vitamin dạng ống… Hôm trước cùng mọi người đi ăn và tình cờ phát hiện ra Việt Nam hiện giờ cũng có nước giải khát Number 1 Vitamin, khá thú vị. Tôi hiện đang thường xuyên sử dụng sản phẩm này hằng ngày, chất lượng rất tốt và đặc biệt nó có lợi cho sức khỏe”.

b2dRywVC.jpgPhóng to
Giáo sư Michael Jonathan Chevalier đang trao đổi với học viên iSEE Academy

Nước giải khát bổ sung vitamin tại Việt Nam vẫn là sản phẩm còn khá mới mẻ. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại và tổ chức phân phối tốt sản phẩm này chắc chắn sẽ là nơi người tiêu dùng trao gửi niềm tin về sự đảm bảo sức khỏe cho bản thân và các thành viên của gia đình họ.

P.K.D.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên