Cây xanh không chỉ giúp chúng ta có không khí trong lành để thở, mà còn đem lại sự thư thái và khung cảnh đẹp để tận hưởng - Ảnh: ORADELL
Dùng điện toán đám mây để bảo vệ hệ sinh thái biển
Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là bảo vệ đa dạng sinh học thế giới, đặc biệt là các sinh vật dưới biển.
Đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái đất. Đây cũng là môi trường sống của rất nhiều loại sinh vật độc đáo, bên cạnh đó đây cũng là nơi mưu sinh của hàng triệu người, đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc khai thác bất hợp pháp và vô tội vạ của con người đã dẫn đến hệ lụy rất nhiều động vật đang dần cạn kiệt, tuyệt chủng.
Các tổ chức môi trường uy tín như Oceana và SkyTruth đã phối hợp cùng Google cho ra mắt ứng dụng Global Fishing Watch năm 2016. Nền tảng này giúp tăng nhận thức của ngư dân và góp phần tác động đến sự phát triển bền vững thông qua hệ thống thông tin minh bạch.
Ứng dụng trên dùng công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu vệ tinh để trở thành một trong những nền tảng đầu tiên cung cấp cái nhìn toàn cầu về hoạt động đánh bắt cá thương mại. Nó cũng được chọn là nền tảng trực tuyến để bất kì ai trên thế giới (người dân, chính phù, các nhà nghiên cứu…) có thể theo dõi và chia sẻ thông tin về hoạt động đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Việc bảo vệ các loại động vật hoang dã trên cạn cũng là điều cấp thiết không kém. Một ứng dụng có tên Wildlife Insights được thiết kế dưới dạng bảng đồ lưu trữ dữ liệu, hình ảnh 4,5 triệu động vật đang sống trong thế giới hoang dã. Đây là công cụ để các nhà bảo tồn sinh học có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, phục vụ cho công việc.
Không bỏ quên sinh vật
Sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không nói về việc bảo vệ các hệ thực vật, yếu tố cũng vô cùng cần thiết cho sự cân bằng trong cuộc sống của con người. Hiện việc phá rừng chiếm 17% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu. Đó là lý do cần theo dõi sát sao vấn đề này, từ đó đàm bảo sự sống của rừng và các loại động vật hoang dã được bảo vệ.
Ở nhiều khu vực trên thế giới, rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng - Ảnh: COREYBRADSHAW
Năm 2013, đại học Maryland (Mỹ) và một số tổ chức quốc tế về công nghệ lẫn môi trường đã cho ra đời Global Forest Watch, bản đồ định lượng phạm vi rừng toàn cầu.
Việc lập bản đồ rừng toàn cầu theo thời gian không chỉ giúp ích cho nhiều ứng dụng khoa học, chẳng hạn như trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu hay đa dạng sinh học, mà còn giúp ích hiệu quả cho các sáng kiến về chính sách. Lý do là chúng cung cấp các dữ liệu khách quan về các khu rừng để từ đó chính quyền, các tổ chức lẫn công ty tư nhân có thể lên kế hoạch khai thác hoặc cải thiện việc quản lý rừng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những công cụ như Environmental Explorer Insights. Đây là một công cụ trực tuyến được thiết kế theo Công ước toàn cầu về khí hậu và năng lượng (GCoM), giúp góp phần giảm lượng khí thải carbon cũng như sự nóng lên toàn cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận