Khi mắc sốt xuất huyết thông thường, tình trạng bệnh của người lớn sẽ nặng hơn ở trẻ em và kết hợp thêm nhiều biến chứng như: sốc, suy gan, suy thận… vì người lớn có nhiều bệnh lý nền sẵn có trong người. Một phần nữa, sốt xuất huyết ở người lớn dễ gây biến chứng nguy hiểm là do tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng người lớn có thể đề kháng tốt hơn nên ít bệnh hơn trẻ em mà không hiểu nhiều về mức độ nặng của biến chứng sốt xuất huyết và dẫn đến nguy cơ tử vong.
Sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em cơ bản đều giống nhau về cơ chế, đa số đều khởi phát ở thể nhẹ, chỉ khác tần suất. Ở người lớn thường có tần suất cao hơn như sốt lâu, xuất huyết tiêu hóa nhiều và biến chứng nhiều hơn trẻ em. Trong trường hợp người lớn mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân cần phải được theo dõi sát để được can thiệp đúng thời điểm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, được chỉ định điều trị tại nhà bệnh nhân cần uống nhiều nước để tránh máu bị cô đặc. Nếu đang trong mùa dịch sốt xuất huyết, nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt và xung quanh đã có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thì phải lập tức đến ngay các bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Biện pháp phòng ngừa là nên ngủ mùng để tránh muỗi đốt và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để nước đọng làm phát sinh lăng quăng.
Quan trọng, đừng vội vàng truyền dịch khi chưa loại trừ nguy cơ sốt xuất huyết. Trong thực tế, có rất nhiều bệnh nhân khi thấy cơ thể mệt mỏi, nóng sốt… thường đến các bác sĩ tư để truyền dịch. Điều này sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị nếu sau đó bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận