Thông thường, để nhìn xuyên màn đêm, thay vì phải cần bộ kính hồng ngoại khá cồng kềnh và đắt tiền như từ trước đến nay, thì các nhà nghiên cứu tại Đại học Massachusetts (Mỹ) đã có giải pháp gọn nhẹ hơn rất nhiều, có thể chỉ cần camera của điện thoại. Kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra một hướng mới cho nhiếp ảnh trong môi trường thiếu sáng và rất nhiều nhu cầu khác của cuộc sống.
Bí quyết công nghệ ở chỗ cảm biến ảnh hiện nay có cơ chế hoạt động như mắt người, ánh sáng chiếu vào vật thể và hắt vào mắt người. Vì thế nếu không có ánh sáng thì cả chúng ta và camera đều không thấy gì cả. Còn các bộ kính hồng ngoại thì đọc được các ánh sáng hồng ngoại, phát ra từ nhiệt độ của các vật thể với các bước sóng từ 700 nm trở đi. Khi cảm biến bình thường đọc ánh sáng hồng ngoại này thì sẽ phát sinh nhiệt độ rất cao, kèm với đó là sự nhiễu bức xạ hồng ngoại.
Trước đây các nhà khoa học đã từng thử dùng một hệ thống làm lạnh và đã thành công nhưng hệ thống này quá cồng kềnh và đắt tiền.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu tại Massachusetts đã tìm ra giải pháp làm mát cảm biến mới tối ưu hơn, sử dụng các lá phân tử Graphene dạng tổ ong.
Đây là loại vật liệu mới cực mỏng, dẻo, trong suốt và cứng hơn kim loại. Các lớp Graphene sẽ được xếp thành từng thanh vào cảm biến, giúp giải quyết vấn đề tỏa nhiệt, nhờ đó có thể đọc được ánh sáng ở các dải quang phổ mà bình thường không đọc được.
Hiện tại giải pháp này đã được áp dụng trong thực tế và các nhà nghiên cứu có thể nhìn hình ảnh bàn tay vẫy trong bóng tối hay logo của Massachusetts nhờ nhiệt độ tỏa ra, tuy nhiên công nghệ này vẫn chỉ ở bước đầu với độ phân giải thấp.
Trong tương lai, công nghệ này sẽ được phát triển thêm với độ phân giải cao hơn và có thể áp dụng trong nhiều thiết bị khác như camera điện thoại hay trong các phương tiện giao thông để di chuyển trong bóng tối.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận